Hotline 24/7
08983-08983

Tại sao người mắc bệnh Thalassemia lại hiến máu thành công?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Cách đây 3 năm em từng tham gia hiến máu và đã hiến máu thành công 2 lần. Nhưng thời gian này em đang mang thai 3 tháng và khi đi khám thai có làm xét nghiệm máu tại Bệnh viện Phụ Sản, bác sĩ đọc kết quả xét nghiệm bảo em bị giảm bạch cầu trong máu và nghi em bị bệnh Thalassemia. Theo em được biết thì Thalassemia là bệnh tan máu bẩm sinh, nếu vậy thì tại sao 2 lần em hiến máu đều thành công? Mong bác sĩ giải đáp giúp em ạ, vì đang mang thai nên em lo lắng quá.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh Thalassemia. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh Thalassemia. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Đúng như bạn tìm hiểu, Thalassemia là bệnh thiếu máu tán huyết di truyền, nhưng mức độ bệnh của từng người khác nhau. Những trường hợp nhẹ vẫn có thể hiến máu bình thường, thậm chí xét nghiệm máu không phát hiện được bệnh. Tuy nhiên khi mang thai, một số yếu tố thuận lợi khiến bệnh dễ biểu hiện nên tình trạng thiếu máu sẽ rõ hơn (giảm Hemoglobin chứ không phải giảm bạch cầu bạn nhé).

Bệnh của bạn lúc bình thường vốn đã nhẹ, nên khi mang thai cũng không có gì quá nghiêm trọng để phải lo lắng, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị và tầm soát xem con mình có nguy cơ mắc bệnh không bạn nhé!

Thân mến.


Thalassemia là một rối loạn về máu mà cơ thể tạo ra một dạng hemoglobin bất thường, một loại phân tử protein trong hồng cầu vận chuyển oxy. Rối loạn này là kết quả của sự phá hủy quá mức các tế bào hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, một tình trạng trong đó cơ thể bạn không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh bình thường.

Thalassemia
là bệnh di truyền, có nghĩa là ít nhất một trong bố hoặc mẹ phải là người mang bệnh, do một đột biến di truyền hoặc một tình trạng xóa bỏ một số đoạn gen là nguyên nhân quan trọng.

Hai dạng bệnh thalassemia chính là alpha-thalassemia và beta-thalassemia. Trong alpha-thalassemia, ít nhất một trong số các gen alpha globin có đột biến hoặc bất thường. Trong bệnh beta-thalassemia, gen beta globin bị ảnh hưởng.

Bệnh thalassemia là một tình trạng xảy ra khi có bất thường hoặc đột biến ở một trong các gen liên quan đến việc sản xuất hemoglobin. Bạn nhận khiếm khuyết di truyền này từ bố hoặc mẹ hoặc cả bố lẫn mẹ.

Nếu chỉ có bố hoặc mẹ của bạn là người di truyền bệnh thalassemia, bạn có thể phát triển một dạng bệnh được gọi là thalassemia thể nhẹ.

Nếu cả bố lẫn mẹ của bạn là người mang bệnh thalassemia, bạn sẽ có nguy cơ mắc một dạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Tùy theo loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh, phương pháp điều trị thalassemia sẽ được xác định. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn một quá trình điều trị hiệu quả cho từng trường hợp cụ thể.

Một số phương pháp điều trị được sử dụng bao gồm:

- Truyền máu
- Cấy ghép tủy xương (BMT)
- Thuốc và các chất bổ sung
- Có thể phẫu thuật để loại bỏ lá lách hoặc túi mật.

Bác sĩ có thể khuyên bạn không nên uống vitamin hoặc các chất bổ sung chứa sắt. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn cần truyền máu. Những người được truyền máu sẽ nhận thêm chất sắt mà cơ thể không thể dễ dàng tiêu thụ được. Sắt có thể tích tụ trong mô, gây tử vong.

Bạn cũng có thể cần phương pháp điều trị chelation nếu bạn đang được truyền máu. Điều này thường liên quan đến việc tiêm một chất hóa học liên kết với sắt và các kim loại nặng khác. Điều này giúp loại bỏ chất sắt ra khỏi cơ thể.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Tránh sự dư thừa hàm lượng sắt trong cơ thể

- Có một chế độ ăn uống lành mạnh

- Tránh nhiễm trùng.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X