Hotline 24/7
08983-08983

Hở van 2 lá ¼, nặng cổ sau đầu, căng cơ tay chân... cần làm xét nghiệm gì?

Câu hỏi

Xin chào BS, Hiện tại tôi có bệnh hở van 2 lá ¼. Tôi hơi nặng cổ sau đầu, thỉnh thoảng tay phải và chân phải có cảm giác hơi căng cơ như có vòng điện đi qua, nhịp tim đập hơi nhanh. Xin BS tư vấn khi tôi đến BV cần làm xét nghiệm gì? Ngày 16/08/2018 đi khám tại BV ĐH Y Dược, đăng ký BS Châu Ngọc Hoa. Thành thật cảm ơn.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Hở van 2 lá ¼. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Hở van 2 lá ¼. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Hở van 2 lá ¼ với chức năng co bóp của tim bình thường là hở van nhẹ, có thể gặp ở người khỏe mạnh (còn gọi là hở van sinh lý) không gây ra triệu chứng hay biến chứng gì. Hở van 2 lá ¼ đơn thuần không gây triệu chứng nặng cổ sau đầu và tay phải, chân phải.

Bạn đã đăng ký khám BS Châu Ngọc Hoa là BS nổi tiếng trong lĩnh vực bệnh nội khoa tổng quát nói chung và bệnh tim mạch nói riêng, sau khi hỏi bệnh và thăm khám kỹ lưỡng cho bạn, BS sẽ có y lệnh xét nghiệm phù hợp. Hiện chỉ với vài thông tin bạn cung cấp thì chúng tôi không thể liệt kê các xét nghiệm một cách cần và đủ cho bạn được.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Van hai lá ở tim nằm giữa tâm nhĩ trái (khoang nằm ở phần tim trên) và tâm thất trái (khoang nằm ở phần tim dưới). Van hai lá mở khi tâm nhĩ bơm máu đến tâm thất và đóng lại khi tâm thất bơm máu đi đến các bộ phận của cơ thể. Việc đóng lại này ngăn không cho máu đi ngược vào lại tâm nhĩ. Hiện tượng máu từ tâm thất rỉ ngược vào tâm nhĩ gọi là sự trào ngược. Khi đó máu từ tim không bơm ra ngoài một cách bình thường, và tâm nhĩ không thể nhận máu ở lần co bóp tiếp theo. Máu có thể tồn đọng ở phần bên tim phải (và đi đến phổi) gây phù phổi. Tâm thất trái sau đó phải làm việc quá mức để tống máu đi. Và điều này về sau có thể gây suy tim.

Đối với bệnh hở van hai lá mức độ vừa phải, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để ngăn ngừa biến chứng. Phương pháp phẫu thuật thay van hai lá có thể được tiến hành khi tình trạng hở van trở nên nghiêm trọng hoặc điều trị bằng thuốc không giúp giảm triệu chứng.

Hở van hai lá có thể được hạn chế nếu bạn:

- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.

-
Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.

-
Giới hạn lượng muối trong khẩu phần ăn nếu bạn có triệu chứng suy tim.

-
Tập thể dục dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh hở van hai lá là bệnh lý có thể điều trị bằng nội khoa và ngoại khoa. Đối với các trường hợp nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị bảo tồn và dùng thuốc hỗ trợ. Trong những trường hợp hở van hai lá nặng hoặc hở van hai lá đột ngột gây rối loạn huyết động, bệnh nhân có chỉ định điều trị ngoại khoa sửa van hoặc thay van tim nhân tạo. Bệnh thường biểu hiện triệu chứng khi đã tiến triển lâu dài. Do đó, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch khi phát hiện các triệu chứng như tim loạn nhịp, đau ngực khi gắng sức, khó thở khi nằm, phù chân… để được kịp thời khám và điều trị bệnh.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X