Hotline 24/7
08983-08983

Hay thức giấc và thấy những tia sáng màu xanh, bóng đè, cháu phải làm gì?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Cháu năm nay 22 tuổi, nữ. Khoảng 1 tháng trở lại đây, cháu thường hay bị thức dậy khi đang ngủ tầm 3g đêm, cháu đi ngủ lúc 12g. Khi thức dậy cháu thường nhìn thấy trước mặt mình có những tia sáng màu xanh rồi những tia sáng ấy biến mất trong giây lát. Lúc đầu cháu nghĩ là do mình mơ nhưng việc này lặp đi lặp lại thường xuyên. Mỗi lúc choàng tỉnh mà nhìn thấy tia sáng ấy cháu rất sợ. Cháu rất hay bị bóng đè. Rất mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ. Chúc bác sức khỏe và công tác tốt.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Hiện tượng bóng đè. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Hiện tượng bóng đè. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Tất cả mọi người sẽ trải qua từ 3 đến 4 “chu kỳ” giấc ngủ trong một đêm. Khi một chu kỳ kết thúc, giấc ngủ sẽ trở nên “nông” hơn và bạn có thể thức giấc và thường sẽ chìm vào giấc ngủ ngay sau đó. Giấc ngủ bị gián đoạn từ 3 đến 4 lần trong đêm không phải chuyện lạ. Chu kỳ giấc ngủ của một người bình thường vào khoảng từ 90 đến 120 phút. Nếu không ngủ lại được, nguyên nhân có thể do căng thẳng tâm lý, sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, café, trà, sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ, giờ giấc sinh hoạt không khoa học.

Bóng đè” còn là triệu chứng chung của một số bệnh tâm thần, đặc biệt là những trường hợp tâm thần sau chấn thương tâm lý hoặc người mắc chứng tâm thần hoảng loạn, hoặc trầm cảm, lo âu, căng thẳng, bế tắc trong cuộc sống. Ngay cả chất lượng giấc ngủ cũng có tác động không nhỏ đến hiện tượng “bóng đè”.

Do đó em nên có biện pháp để thư giãn, tránh căng thẳng, hạn chế suy nghĩ, lo lắng quá nhiều, tránh dùng các chất kích thích và các thiết bị điện tử trước khi ngủ bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Hiện tượng tê liệt khi ngủ hay dân gian còn gọi bóng đè, là khi cảm giác toàn thân bạn không thể di chuyển khi bắt đầu giấc ngủ hoặc khi thức dậy mặc dù tinh thần vẫn tỉnh táo.

Tình trạng này dễ khiến bạn sợ hãi, mất phương hướng, làm nghẹt thở, hạ nhịp tim, có thể kèm theo ảo giác giống như bạn đang bị kéo lê xung quanh. Tuy bạn nhận thức được cơ thể đang ngủ, nhưng không thể di chuyển hoặc mở miệng để nói.

 Khi bị bóng đè thường xuyên, một số cách dưới đây có thể giúp bạn khôi phục cảm giác và khả năng di chuyển:

- Di chuyển nhẹ: Cố gắng ngồi dậy khi bị bóng đè có thể là điều cực kỳ khó khăn. Do đó, bạn nên tập trung nỗ lực vào nhiều chuyển động nhỏ như vặn vẹo ngón chân hay nắm chặt bàn tay. Ngoài ra, bạn có thể cố gắng nhăn mặt như thể bạn đã ngửi thấy mùi hôi thối và lặp lại chuyển động vài lần để thoát khỏi tình trạng tê liệt.

- Tập trung vào hơi thở: Thở đều và tỉnh táo giúp duy trì trạng thái bình tĩnh cho đến khi tình trạng này kết thúc. Nếu bạn hoảng loạn sẽ làm tăng áp lực lên ngực gây ra tình trạng ảo giác như ai đó đè lên ngực mình.

- Tạo tiếng động: Bạn cần cố gắng tập trung vào cổ họng để nói ra vài từ. Điều này đặc biệt hữu ích nếu nằm cạnh với ai đó và họ sẽ đánh thức bạn. Ngoài ra, bạn có thể cố gắng ho khan để tự thoát khỏi tình trạng tê liệt này.

- Đầu hàng: Khi cảm thấy như bị ai đó lôi đi, hay đè xuống, việc cố gắng chống lại chỉ làm trầm trọng thêm và ảnh hưởng xấu đến tâm lý. Thay vào đó, bạn nên thư giãn và tự lặp lại trong đầu rằng “đây chỉ là ảo giác, tôi vẫn ổn”.

Tình trạng tê liệt khi ngủ thường xảy ra ở lứa tuổi thiếu niên và có nguy cơ cao nếu người thân trong gia đình mắc chứng rối loạn này. Bóng đè thường xuất hiện khi bạn thiếu ngủ hoặc giấc ngủ bị rối loạn và thay đổi thường xuyên. Ngoài ra, những người lạm dụng thuốc cũng có nhiều khả năng mắc phải hiện tượng này.

Tê liệt khi ngủ không nguy hiểm nhưng khá đáng sợ. Để phòng tránh hiện tượng này, bạn cần ngủ nhiều hơn, khi ngủ nên nằm nghiêng. Trước khi ngủ, nên hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, thay vào đó là thư giãn như đọc sách, nghe nhạc. Bạn cần chú ý đến bữa ăn, không ăn quá nhiều vào ban đêm và có thể ghi lại trải nghiệm tê liệt để đưa ra phương pháp phòng tránh phù hợp.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X