-
Hạn chế ăn mặn, bỏ bao nhiêu muối trong mì ăn liền thì hợp lý?
Câu hỏi
* Minh Nguyệt - huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai Bác sĩ ơi, mẹ em vừa mới đi khám thì bác sĩ nói là hạn chế ăn muối tối đa. Mẹ em thường ăn mì gói (3 buổi/ tuần) vào mỗi buổi sáng. Như em thấy thì nếu cho hết muối có thể khá mặn. Mẹ em không nên bỏ muối vào hay chỉ bỏ 1 chút? Như vậy có được không ạ? Chân thành cảm ơn. * Hoàng Kim Hiền - Yên Nghĩa, Hà Nội Với thực phẩm khô như mì gói, dùng thường xuyên có được không? Vì tôi thấy cholesterol là 0 - riêng lượng muối thì khi dùng, tôi không bỏ vào hay chỉ bỏ 1 chút vì tôi được biết bột ngọt không tốt, và muốn hạn chế muối. Vì kiêng ăn nên tôi thấy mì gói là dễ ăn nhất. Nhưng như vậy có được không?
Trả lời
Minh Nguyệt và Kim Hiền thân mến,
Xin được trả lời câu hỏi của 2 bạn như sau:
Về hàm lượng muối:
Muối là một khoáng chất cần thiết giúp giữ cân bằng dung dịch chất lỏng ra vào các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, muối còn có các vai trò khác như: kiểm soát khối lượng máu, điều hòa huyết áp, dẫn truyền tín hiệu thần kinh, giúp cơ thể tăng trưởng, hỗ trợ việc hấp thụ đường glucose và các chất dinh dưỡng khác trong ruột…
Ở vai trò dinh dưỡng, muối tạo ra vị mặn cho thực phẩm, làm tăng mùi vị của món ăn. Ngoài ra muối được dùng để bảo quản thực phẩm, chống lại tác dụng của vi khuẩn, nấm mốc, ngăn sự lên men của thực phẩm.
Đối với mì ăn liền, muối đóng vai trò giúp tăng hương vị của sản phẩm để phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng.
Nhu cầu sử dụng muối của từng người khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe mà cần phải bổ sung lượng muối thích hợp vào cơ thể. Ngoài ra, nhu cầu muối ở người bình thường còn tùy thuộc vào khí hậu, thời tiết, mức độ hoạt động của cơ thể.
Đối với những người có bệnh lý huyết áp, tim mạch cần chủ động tùy chỉnh lượng muối nạp vào cơ thể cho phù hợp. Vì vậy khi sử dụng mì ăn liền, tùy thuộc vào khẩu vị và tình trạng sức khỏe mà có thể tùy chỉnh tăng giảm gói gia vị tương ứng.
Về hàm lượng bột ngọt (mì chính):
Bột ngọt là tên thường gọi của Monosodium-glutamate (viết tắt là MSG), là muối sodium của acid glutamic, một trong hơn 20 loại axit amin để kiến tạo nên protein cơ thể. Acid glutamic có sẵn trong các thực phẩm tự nhiên như thịt, cá và nhiều rau quả như cà chua, đậu Hà Lan, bắp, cà rốt…
Trong gói gia vị mì ăn liền có hàm lượng bột ngọt và được ghi rõ trên bao bì sản phẩm: chất điều vị (mononatri glutamate (621)).
Bột ngọt là một trong những phụ gia thực phẩm đã được nghiên cứu chuyên sâu bao gồm hàng trăm cuộc thí nghiệm toàn diện trên động vật và cơ thể con người được thực hiện bởi các viện nghiên cứu hàng đầu trên thế giới trong thời gian dài đã đưa ra kết luận: bột ngọt bảo đảm an toàn sử dụng đối với mọi lứa tuổi.
Quy định hàm lượng bột ngọt sử dụng trong thực phẩm theo tiêu chuẩn của Codex và tiêu chuẩn thực phẩm tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Úc… là: GMP (Good Manufacturing Pratices - Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt) có nghĩa là hàm lượng bột ngọt không có quy định giới hạn mà lượng bột ngọt tối thiểu theo nhu cầu sản xuất và đảm bảo không làm thay đổi bản chất của thực phẩm.
Tuy nhiên đối với những người có cơ địa dị ứng với bột ngọt, cần đọc kỹ thông tin về thành phần của sản phẩm trước khi sử dụng.
Thân mến!
Trích trong: Giao lưu trực tuyến: Thức ăn nhanh lợi, hại cho sức khỏe như thế nào?
Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn
Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn › Hoặc https://www.facebook.com/alobacsi.vn123 › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725 |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình