Bác sĩ - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ
Đối tượng nào có nguy cơ cao hình thành cục máu đông?
Câu hỏi
Những ai có nguy cơ cao hình thành cục máu đông, và cách phòng ngừa như thế nào, nhờ bác sĩ chỉ dẫn?
Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Những đối tượng có nguy cơ cao hình thành cục máu đông:
- Tăng huyết áp
- Đái tháo đường
- Lớn tuổi (>65 tuổi), nữ giới có nguy cơ mắc cao hơn nam giới
- Bệnh lý nền về tim (suy tim)
- Nhồi máu não, cơn thiếu máu não thoáng qua
- Mắc các bệnh lý về mạch máu
Những yếu tố gây rung nhĩ:
- Căng thẳng, lo lắng, thiếu ngủ
- Tình trạng rối loạn điện giải
- Hút thuốc lá, rượu, bia
- Tiền sử gia đình
- Đái tháo đường, COPD, béo phì…
- Một số bệnh lý về tim: thiếu máu cơ tim, bệnh lý về van tim (hẹp van 2 lá)…
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
>>Cục máu đông do rung nhĩ gây ra "mắc kẹt" ở đâu?
>>Xuất hiện hai cục máu đông trong não bệnh nhân tai biến, nên làm thế nào?
Tuy bản thân rung nhĩ ít khi nguy hiểm chết người nhưng nó có thể dẫn tới một số biến chứng nặng nề bao gồm: mệt mỏi, suy tim sung huyết và nguy hiểm nhất là đột quỵ. Vì thế, nếu được chẩn đoán là rung nhĩ nói riêng hoặc bệnh tim mạch nói chung, người bệnh cần phải tới bác sĩ để được khám và điều trị ngay.
Khi bị rung nhĩ, tâm nhĩ đập quá nhanh (chỉ rung rung chứ không co bóp thành từng nhát) nên bơm máu không hiệu quả. Khi máu bị ứ trệ lại trong các buồng nhĩ sẽ dễ có khuynh hướng tạo thành cục máu đông. Nếu cục máu đông vỡ ra, trôi theo dòng máu và đi đến não có thể làm tắc động mạch não gây ra đột quỵ.
Các bệnh nhân bị rung nhĩ có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần so với những người không mắc rối loạn nhịp này. Tuy đột quỵ không phải sẽ xảy ra ở tất cả các bệnh nhân rung nhĩ nhưng nguy cơ sẽ càng tăng cao hơn nếu bạn trên 65 tuổi.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình