Hotline 24/7
08983-08983

Điều trị phù mạch bạch huyết bằng phương pháp nào?

Câu hỏi

Thưa BS, Vợ tôi bị phù hạch bạch huyết cánh tay sau khi điều trị ung thư vú. Hiện nay sinh hoạt rất khó khăn. Nhiều lần đi khám thì đeo găng tay và massge MLd nhưng tình hình không khả quan. Xin BS tư vấn nơi nào có thể phẫu thuật ghép hạch bạch huyết hay phương pháp nào trị dứt điểm bệnh trên?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Phù hạch bạch huyết cánh tay. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Phù hạch bạch huyết cánh tay. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Phù bạch mạch là một di chứng đáng sợ sau điều trị nhiều loại ung thư như ung thư cổ tử cung, nội mạc tử cung, âm hộ, đầu cổ, ung thư tuyến tiền liệt, nhất là ung thư vú. Biểu hiện của bệnh là cánh tay to dần lên, gây đau nhức, làm bệnh nhân mất ăn mất ngủ, gầy sút. Sự biến dạng và đau đớn của cánh tay khiến bệnh nhân thấy mệt mỏi, ngại giao tiếp với cộng đồng, thậm chí xuất hiện các rối loạn tâm lý. 

Bên cạnh vật lý trị liệu và băng ép, hiện nay một số BV đã có thể phẫu thuật điều trị phù mạch bạch huyết bằng phương pháp mở thông mạch bạch huyết hoặc vi phẫu tạo cầu nối bạch mạch - tĩnh mạch.

Bạn có thể liên hệ thêm khoa Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ BV Đại học Y dược để được tư vấn cụ thể hơn.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Phù bạch mạch, còn được gọi là phù mạch bạch huyết. Phù bạch mạch có biểu hiện phù hai tay, chân hoặc cả tay và chân. Đây là hậu quả của việc bạch huyết kém lưu thông do bị tắc nghẽn, bị tổn thương hoặc do các mạch bạch huyết phát triển không bình thường. Phù bạch mạch ở chân đôi khi được gọi là bệnh phù chân voi vì chân phù lớn như bàn chân voi.

Phù bạch mạch được xem như là một tình trạng không thể tránh khỏi trong điều trị ung thư và thường gặp sau điều trị ung thư (ví dụ như điều trị ung thư vú, ung thư cổ tử cung, nội mạc tử cung, âm hộ, đầu cổ, ung thư tuyến tiền liệt cũng như sarcoma và melanoma).

Những dấu hiệu và triệu chứng của phù bạch huyết thường xảy ra ở cánh tay bị đau hay chân, bao gồm:

- Sưng một phần hoặc toàn bộ cánh tay hoặc chân, bao gồm cả ngón tay hoặc ngón chân;
- Phụ nữ từng xạ trị ung thư vú có thể phù tay;
- Nam giới bị tắc nghẽn mạch bạch huyết do ung thư tuyến tiền liệt di căn có thể phù chân;
- Sưng không đau đớn nhưng kéo dài;
- Những phần cơ thể khác như các cơ quan sinh dục ngoài hay mặt cũng có thể phù;
- Chân bị phù trông như chân trâu và giống thân cây vì mắt cá chân bị phù. Bàn chân có hình vuông khi phù ngón chân;
- Phù bạch huyết gây ra do điều trị ung thư có thể không xảy ra cho đến tháng hoặc nhiều năm sau khi điều trị.

Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Phương pháp điều trị cho phù bạch mạch nguyên phát gồm nâng chân, xoa bóp chân và mang tất áp lực co giãn vừa vặn và đúng áp lực. Các đồ dùng bạn nên có như là tất gối, tất đùi hoặc tất quần.

Phẫu thuật phù bạch mạch được chỉ định cho bệnh nhân liên tục tăng kích thước chân dù đã được điều trị, chân không hoạt động bình thường, nhiễm trùng tái phát hay lo lắng về vấn đề thẩm mỹ.

Đối với bệnh phù bạch mạch thứ phát, những nguyên nhân cơ bản (ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú) cần được xác định và điều trị.

Phù bạch mạch có thể được hạn chế nếu bạn áp dụng những thói quen sinh hoạt sau đây:

- Ăn uống lành mạnh;
- Uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ;
- Khi bị nhiễm trùng tay, chân và bàn chân, bạn cần được điều trị sớm nhất có thể. Trong một số trường hợp cần dùng đến thuốc lợi tiểu để giảm phù.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X