Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Điều trị gai cột sống và tiểu đường type 2 như thế nào?
Câu hỏi
Bác sĩ cho hỏi, Tôi bị gai cột sống và còn bị tiểu đường type 2. Vậy tôi phải điều trị như thế nào thưa bác sĩ?
Trả lời
Gai cột sống. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,
Thứ nhất, về bệnh gai cột sống của bạn. Gai cột sống là 1 dấu hiệu của thoái hóa cột sống. Bệnh nhân có gai cột sống kèm đau nhức cần khám ck cơ xương khớp để bs kiểm tra xbạn ngoài gai cột sống có thêm vấn đề gì hay không (như căng dây chằng, viêm vôi hóa dây chằng, loãng xương, thoát vị đĩa đệm, chèn ép lỗ ra của thần kinh, bệnh về cơ...) để điều trị thích hợp bằng thuốc / phẫu thuật khi cần.
Song song đó người bệnh cần tập thể dục thể thao hay tập vật lý trị liệu nếu bệnh nặng hơn, trong đó hiệu quả nhất là yoga chuyên về bệnh lý cột sống, tập dưỡng sinh, các bài tập vận động toàn bộ cơ thể. Chú ý nệm nằm cần nệm đủ chắc, không lò xo, khi nằm ngửa tạo được thế thẳng cột sống, chú ý dáng ngồi, có thể bổ sung thêm canxi D và magie B6, kèm mát xa, ấn huyệt, châm cứu cũng có hiệu quả nhưng vẫn cần ăn uống đầy đủ chất, nhiều rau xanh hoa quả, uống đủ nước trong ngày, kiêng rượu bia và không hút thuốc lá. Nếu người bệnh đau nhiều thì cần khám bác sĩ ngay để được kê thuốc giảm đau an toàn, bác sĩ không được phép kê thuốc cho người bệnh qua kênh truyền thông.
Thứ hai, về bệnh đái tháo đường type 2. Bệnh đái tháo đường là bệnh lý thường gặp trong thời đại ngày nay và hoàn toàn có thể điều trị tốt, kéo dài đời sống cho bệnh nhân như người bình thường nếu người bệnh tuân thủ điều trị.
- Về chế độ ăn uống: Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, tuy nhiên, cần hạn chế những thực phẩm giàu năng lượng, đồ ăn chiên rán, đồ ngọt, không ăn mặn, hạn chế rượu bia... Các chuyên gia khuyến nghị người bệnh tiểu đường nên ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và giàu chất xơ như rau xanh, các loại họ đậu,…Ăn các loại thịt nạc như thịt bò vì giàu CLA có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu. Đồng thời, bổ sung cá biển giàu acid béo có lợi giúp giảm cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi. Khi chăm sóc bệnh nhân tiểu đường, người thân cũng cần chú ý cách chế biến, càng đơn giản càng tốt như luộc, hấp,… hạn chế món ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào và các đồ chế biến sẵn, đóng hộp.
- Chế độ luyện tập phù hợp: Người bệnh nên dành ra 30 - 45 phút mỗi ngày để luyện tập như đi bộ hoặc chơi các môn thể theo phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi. Duy trì cân nặng lý tưởng tránh béo phì, thừa cân. Không hút thuốc lá.
- Về vấn đề dùng thuốc: Bạn cần phải khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để bác sĩ đánh giá chức năng gan, thận, tiền sử sử dụng và dị ứng thuốc của bạn rồi mới kê thuốc phù hợp và an toàn.
- Những chú ý khi sử dụng thuốc điều trị tiểu đường: Sử dụng thuốc đúng giờ, đúng liệu trình theo chỉ dẫn của bác sỹ, tuyệt đối không ngưng sử dụng thuốc đột ngột mà không có ý kiến của bác sĩ và tái khám định kỳ theo hẹn để tầm soát sớm các biến chứng của đái tháo đường. Nếu bạn có dự định sử dụng thêm bài thuốc dân gian, thuốc nam thuốc bắc, thực phẩm chức năng thì phải báo với bác sĩ đang điều trị cho bạn để bác sĩ cân nhắc, đánh giá rồi mới quyết định có dùng hay không, cách dùng thế nào để an toàn và hiệu quả nhất, bạn nhé.
Thân mến.
Thứ nhất, về bệnh gai cột sống của bạn. Gai cột sống là 1 dấu hiệu của thoái hóa cột sống. Bệnh nhân có gai cột sống kèm đau nhức cần khám ck cơ xương khớp để bs kiểm tra xbạn ngoài gai cột sống có thêm vấn đề gì hay không (như căng dây chằng, viêm vôi hóa dây chằng, loãng xương, thoát vị đĩa đệm, chèn ép lỗ ra của thần kinh, bệnh về cơ...) để điều trị thích hợp bằng thuốc / phẫu thuật khi cần.
Song song đó người bệnh cần tập thể dục thể thao hay tập vật lý trị liệu nếu bệnh nặng hơn, trong đó hiệu quả nhất là yoga chuyên về bệnh lý cột sống, tập dưỡng sinh, các bài tập vận động toàn bộ cơ thể. Chú ý nệm nằm cần nệm đủ chắc, không lò xo, khi nằm ngửa tạo được thế thẳng cột sống, chú ý dáng ngồi, có thể bổ sung thêm canxi D và magie B6, kèm mát xa, ấn huyệt, châm cứu cũng có hiệu quả nhưng vẫn cần ăn uống đầy đủ chất, nhiều rau xanh hoa quả, uống đủ nước trong ngày, kiêng rượu bia và không hút thuốc lá. Nếu người bệnh đau nhiều thì cần khám bác sĩ ngay để được kê thuốc giảm đau an toàn, bác sĩ không được phép kê thuốc cho người bệnh qua kênh truyền thông.
Thứ hai, về bệnh đái tháo đường type 2. Bệnh đái tháo đường là bệnh lý thường gặp trong thời đại ngày nay và hoàn toàn có thể điều trị tốt, kéo dài đời sống cho bệnh nhân như người bình thường nếu người bệnh tuân thủ điều trị.
- Về chế độ ăn uống: Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, tuy nhiên, cần hạn chế những thực phẩm giàu năng lượng, đồ ăn chiên rán, đồ ngọt, không ăn mặn, hạn chế rượu bia... Các chuyên gia khuyến nghị người bệnh tiểu đường nên ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và giàu chất xơ như rau xanh, các loại họ đậu,…Ăn các loại thịt nạc như thịt bò vì giàu CLA có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu. Đồng thời, bổ sung cá biển giàu acid béo có lợi giúp giảm cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi. Khi chăm sóc bệnh nhân tiểu đường, người thân cũng cần chú ý cách chế biến, càng đơn giản càng tốt như luộc, hấp,… hạn chế món ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào và các đồ chế biến sẵn, đóng hộp.
- Chế độ luyện tập phù hợp: Người bệnh nên dành ra 30 - 45 phút mỗi ngày để luyện tập như đi bộ hoặc chơi các môn thể theo phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi. Duy trì cân nặng lý tưởng tránh béo phì, thừa cân. Không hút thuốc lá.
- Về vấn đề dùng thuốc: Bạn cần phải khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để bác sĩ đánh giá chức năng gan, thận, tiền sử sử dụng và dị ứng thuốc của bạn rồi mới kê thuốc phù hợp và an toàn.
- Những chú ý khi sử dụng thuốc điều trị tiểu đường: Sử dụng thuốc đúng giờ, đúng liệu trình theo chỉ dẫn của bác sỹ, tuyệt đối không ngưng sử dụng thuốc đột ngột mà không có ý kiến của bác sĩ và tái khám định kỳ theo hẹn để tầm soát sớm các biến chứng của đái tháo đường. Nếu bạn có dự định sử dụng thêm bài thuốc dân gian, thuốc nam thuốc bắc, thực phẩm chức năng thì phải báo với bác sĩ đang điều trị cho bạn để bác sĩ cân nhắc, đánh giá rồi mới quyết định có dùng hay không, cách dùng thế nào để an toàn và hiệu quả nhất, bạn nhé.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Gai cột sống
là một căn bệnh thoái hóa cột sống, hình thành bởi sự phát triển thêm
ra của xương(gai xương) trên thân đốt sống, đĩa sụn và các dây chằng
quanh khớp. Nếu người bệnh có gai nhưng không gây đau thì không cần phải điều trị. Trường hợp bệnh nhân bị đau thì trước hết cần phải nghỉ ngơi, tránh hoạt động để giảm áp lực lên vùng bị đau. Sau đó, các bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây ra gai cột sống và điều trị theo phác đồ khác nhau. Một số cách điều trị gai cột sống thường được áp dụng: - Dùng thuốc - Phẫu thuật - Kết hợp vật lý trị liệu Hãy áp dụng một số biện pháp sau để phòng ngừa bị gai cột sống: - Hạn chế làm công việc khuân vác nặng nhọc. Tránh chấn thương và các tư thế gây chấn thương vùng cột sống do chơi thể thao, mang vác hoặc tai nạn,… - Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu bị béo phì để giảm tải lực đè lên cột sống. - Có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất, đặc biệt là những thực phẩm giàu canxi, tăng cường ăn rau xanh, trái cây và hạn chế chất béo. Không hút thuốc, không sử dụng các chất kích thích khác. - Luôn giữ cột sống ở tư thế tốt, tránh đứng hoặc ngồi sai tư thế quá lâu, luân phiên thay đổi tư thế. - Thường xuyên tập thể dục đều đặn, nên tập các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng. Tránh những môn thể thao quá sức, hãy chọn các bài tập nhẹ nhàng như bơi lội, yoga, đi bộ,… |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình