Hotline 24/7
08983-08983

Đau vùng cổ chân, triệu chứng bệnh Gout?

Câu hỏi

Em là nam, 32 tuổi. Thi thoảng chơi thể thao xong em hơi đau chỗ cổ chân. Em mới đi xét nghiệm máu thì chỉ số acid uric lúc tăng lúc giảm, hiện tại là 568. Bác sĩ sau khi khám kết luận gout ạ. Bệnh này nên điều trị thế nào hay dùng thuốc nào để hạ acid uric ạ? Năm ngoái em cũng đã từng bị tăng acid uric, sau đó ăn kiêng và tập thể thao, đi kiểm tra thì chỉ còn 390.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Chỉ số acid uric máu tăng là một nguy cơ của bệnh gout nhưng triệu chứng bạn mô tả đau cổ chân khi vận động nhiều không phải là dấu hiệu của bệnh này. Gout là bệnh lý đau khớp do viêm, khi bị Gout cấp tính, người bệnh thường xuất hiện những cơn đau khớp dữ dội, rát bỏng.

Các triệu chứng này thường xuất hiện vào khoảng nửa đêm hoặc gần sáng, nhất là sau các bữa ăn có nhiều đạm, uống bia, rượu. Tại các khớp bị đau có hiện tượng viêm rõ rệt (sưng, nóng, đỏ, đau).

Trường hợp của bạn có thể đau ở vùng cổ chân do mô mềm hoặc do thoái hoá khớp cổ chân, có thể phát sinh do chấn thương trong quá trình chơi thể thao. Nếu đau nhiều, ảnh hưởng sinh hoạt và tập luyện, bạn nên khám chuyên khoa Xương Khớp để được hướng dẫn cách chăm sóc và tập luyện đúng cách bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Người mắc bệnh gout có được ăn bánh mì, uống cà phê?

>>Bệnh Gout nên chữa bằng đông y hay tây y?

 

Bệnh gout dân gian còn gọi là bệnh Thống phong, là một dạng viêm khớp thường gặp do sự tích tụ quá nhiều axid uric trong máu với biểu hiện là những cơn đau nhức tại các khớp như ngón chân, bàn chân, mắt cá chân, ngón tay, bàn tay…

Bệnh ảnh hưởng nhiều tới vận động, sinh hoạt của người mắc bệnh. Nếu không chữa trị kịp thời, gout có thể gây tổn thương khớp vĩnh viễn dẫn tới tàn phế.

Khi lượng Acid uric trong máu tăng cao, kết hợp với một số điều kiện thuận lợi thì Acid uric sẽ kết tủa thành dạng tinh thể rắn hình kim, rất sắc nhọn, đồng thời gây ra những cơn đau dữ dội, kèm theo sưng, nóng, đỏ, lúc đó người ta gọi là bệnh gout.
Người đã mắc bệnh gout cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ trong ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc. Tuy nhiên việc phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học hợp lý, thời khóa biểu luyện tập thể dục thể thao đều đặn và uống đủ nước mỗi ngày luôn là biện pháp phòng và nâng cao sức khỏe tốt nhất.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X