Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Đau vú do nguyên nhân nào gây ra?
Câu hỏi
Thưa bác sĩ, Em bị đau vú ở bên phải khi vô tình ngồi cấn hoặc ấn mạnh vào, đau một điểm ngay gần trên núm vú. Em có đi siêu âm nhưng kết quả là không bị ung thư, u nang, xơ gì cả. Bác sĩ có giải thích đau do nội tiết và cho em uống thuốc Nabumeton và vitamin E. Sau 15 ngày em chưa thấy thuyên giảm. Vậy em xin hỏi em bị đau có phải do nội tiết không hay là một nguyên nhân nào khác?
Trả lời
Đau vú có thể chia làm nhiều dạng: đau theo chu kỳ kinh, đau không theo chu kỳ kinh và đau vú lan tỏa. Đau vú theo chu kỳ kinh là dạng thường gặp nhất, thường xảy ra ở cả hai bầu vú nhưng có thể đau nhiều hơn ở một bên, đau ở góc phần tư trên ngoài hơn các phần còn lại.
Đau vú thường xảy ra trước khi hành kinh 2 tuần và đau tăng dần cho đến khi hành kinh, nhất là từ 3 đến 7 ngày trước khi có kinh và giảm dần sau khi hành kinh. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra trước ngày hành kinh. Khi đó, estrogen tiết ra nhiều sẽ kích thích sự tăng trưởng của các tuyến sữa, khiến chúng to ra và gây cảm giác đau. Cảm giác đau khác nhau ở hai bên vú. Có người đau ít, có người đau nhiều.
Trường hợp đau không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt cần đi khám để tìm ra nguyên nhân gây đau và có hướng điều trị thích hợp. Hiện tại bạn đã kiểm tra bằng siêu âm cho kết quả bình thường, nhưng nếu vẫn còn đau nhiều thì nên tái khám để bác sĩ kiểm tra lại bạn nhé!
Thân mến.
Đau vú là tình trạng đau, bị mềm hay cảm giác khó chịu ở vú và vùng dưới cánh tay. Nhiều phụ nữ bị đau vú thường vô cùng lo lắng và bất an. Thực chất đau vú không phải là một dấu hiệu của ung thư vú và cũng không gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Đau ngực cũng không lây lan và di truyền qua các thế hệ trong gia đình. Dấu hiệu và triệu chứng của đau vú phụ thuộc rất nhiều vào loại đau ngực mà bạn gặp phải. Có hai loại đau vú: Nếu bạn bị đau vú theo chu kỳ, chứng này sẽ dần thuyên giảm vào cuối chu kỳ kinh nguyệt mà không cần tới sự can thiệp của thuốc men và sự giúp đỡ của các y bác sĩ. Tuy nhiên, ở nhiều phụ nữ, chứng đau vú theo chu kỳ có thể trở lại trong chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Để kiểm soát tốt tình trạng đau ngực, bạn cần: |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình