Hotline 24/7
08983-08983

Phương pháp giảm sưng đau ngực, cơ thể tích nước, mệt mỏi khi có kinh nguyệt?

Câu hỏi

Chào BS, Em mỗi lần có kinh nguyệt thường sưng to 2 bầu vú, đau, cơ thể tích nước, cảm thấy rất mệt mỏi. Thời gian sưng 2 bầu vú khoảng 10 ngày. BS có cách gì giúp em để hết bị tình trạng trên không ạ?

Trả lời

ThS.BS Trần Anh Tuấn

ThS.BS Trần Anh Tuấn

Phó Giám đốc Y khoa, Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn - Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn

Triệu chứng sưng to ngực. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Triệu chứng sưng to ngực. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Những triệu chứng trên là triệu chứng tiền kinh nguyệt liên quan đến nội tiết. Bạn nên đến khám ở chuyên khoa Phụ khoa để kiểm tra có gì bất thường ở vú hay không và được dùng thuốc nếu cần thiết.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là các triệu chứng thường xảy ra vào khoảng nửa sau chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ (sau khi rụng trứng). Các triệu chứng về thể chất, tinh thần, và cảm xúc có thể xảy ra từ mức độ rất nhẹ đến rất nặng và có thể bao gồm cáu bẳn, dễ bị kích động, trầm cảm, thay đổi tâm trạng, đau nhức, mệt mỏi, thèm ăn…

Nếu bạn mắc hội chứng tiền kinh nguyệt, triệu chứng phổ biến nhất là tức giận và cáu kỉnh; chóng mặt hoặc ngất xỉu; thay đổi tâm trạng nhiều; giảm ham muốn tình dục; nhức đầu; đau vú; sưng vú; táo bón hay tiêu chảy; sưng mắt cá chân, bàn tay và mặt; nổi mụn.

Các triệu chứng về hành vi bao gồm trầm cảm, dễ khóc, căng thẳng, lo âu, khó tập trung. Các triệu chứng cơ thể khác là: sưng bụng dưới, mệt mỏi. Đôi khi, triệu chứng của PMS có thể nhẹ và khó thấy, nhưng cũng có lúc triệu chứng của PMS có thể rõ ràng và nghiêm trọng hơn.

Những phương pháp điều trị bạn có thể áp dụng bao gồm: ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao đều đặn, nghỉ ngơi đầy đủ. Thực đơn giàu carbohydrates (các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt như các món mì, bánh mì, và gạo) có thể giúp hỗ trợ điều trị hội chứng này. Bạn nên hạn chế hoặc từ bỏ các thói quen hàng ngày có hại như uống thức uống chứa caffeine hoặc hoạt động nhiều trong khoảng thời gian nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, bạn có thể được bác sĩ chỉ định dùng các thuốc chống trầm cảm; thuốc giữ nước; thuốc giảm đau; thuốc chống lo âu hoặc thuốc an thần; thuốc kiểm soát cân bằng nội tiết tố nữ; và thuốc tránh thai.

Cố gắng giảm stress bằng các phương pháp thư giãn như tập yoga hoặc thiền, đồng thời bạn nên ngưng hút thuốc.

Để hạn chế diễn tiến của hội chứng tiền kinh nguyệt, bạn nên:

- Ăn ít muối ngay trước khi bắt đầu vào những ngày hành kinh;
- Ngưng hút thuốc lá và sử dụng thức thức uống có cồn;
- Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày. Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, đặc biệt nên ăn nhiều thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì và các món mì. Ăn ít đường và hạn chế các món nhiều carbohydrate;
- Hạn chế lượng socola và caffeine (cà phê, nước ngọt, trà) trong cơ thể;
- Gọi bác sĩ nếu trong khi điều trị, các triệu chứng không cải thiện được hoặc xuất hiện triệu chứng mới;
- Tập thể dục thể thao thường xuyên.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X