Khám sức khỏe tổng
quát, định kỳ sẽ giúp chúng ta nắm bắt rõ tình trạng sức khỏe của bản
thân, có điều chỉnh phù hợp trong thói quen sinh hoạt nhằm phòng bệnh
cũng như điều trị bệnh. Đặc biệt, khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện
bệnh ở giai đoạn khởi phát, tránh tình trạng để bệnh tiến triển nặng và
gây khó khăn cho điều trị cũng như tốn kém chi phí về sau.
Vậy
khám sức khỏe tổng quát là khám những gì? Khám sức khỏe tổng quát bao
gồm các bước khám thể lực, khám lâm sàng tổng quát, xét nghiệm máu, xét
nghiệm nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng. Sau đó dựa trên
các kết quả khám, bác sĩ chuyên khoa nội tổng quát sẽ kết luận tình
trạng sức khỏe của người tham gia khám. Cụ thể như sau:
Khám thể lực
Khám thể lực gồm đo chiều cao, cân nặng, mạch đập, huyết áp.
Khám lâm sàng tổng quát
Khám
lâm sàng tổng quát bao gồm đánh giá biểu hiện lâm sàng của hệ tuần
hoàn, hô hấp, tiêu hóa, thận-tiết niệu, nội tiết, cơ-xương-khớp, hệ thần
kinh, tâm thần, mắt, tai-mũi-họng, răng-hàm-mặt, da liễu. Bên cạnh đó
có thể mở rộng phạm vi khám một số chuyên khoa khác như phụ khoa, nam
khoa, lão khoa, ung bướu,… tùy vào đặc điểm và yếu tố nguy cơ của mỗi
người.
Xét nghiệm máu, nước tiểu
Có 5 xét nghiệm cần làm như sau:
- Xét nghiệm công thức máu
Xét
nghiệm công thức máu để xác định định lượng các thành phần của máu
(hồng cầu, bạch cầu,…) và một số tính chất của chúng (ví dụ như độ lớn,
lượng hêmôglôbin) trong mẫu thử máu thường lấy ra từ mạch máu gần khuỷu
tay. Nó cho ta biết cơ thể có gì bất thường không: bị nhiễm trùng, bệnh
ung thư máu,… Ngoài số lượng hồng cầu, bạch cầu, người ta còn đếm số
lượng bạch u trung tính và bạch huyết bào.
- Xét nghiệm cơ bản nước tiểu
Xét
nghiệm cơ bản nước tiểu cho thông tin không chỉ về hoạt động của thận,
mà qua đó còn biết về hoạt động của các bộ phận khác (ví dụ gan và tụy).
Nó cũng cho biết trong hệ thống bài tiết nước tiểu có viêm nhiễm không.
- Xét nghiệm đường máu
Xét
nghiệm đường máu giúp xác định nồng độ đường trong máu (nhằm xác định
nguy cơ mắc bệnh tiểu đường). Việc lấy máu phải được thực hiện sau ít
nhất 8 giờ nhịn đói. Chế độ ăn những ngày trước khi làm thử nghiệm phải
bình thường. Không được hút thuốc trước khi lấy máu.
- Xét nghiệm mỡ máu
Xét
nghiệm mỡ máu nhằm đo hàm lượng cholesterol và triglycerid, trong đó có
lượng cholesterol toàn phần, LDL (cholesterol xấu) và HDL (cholesterol
tốt).
Xét nghiệm này giúp chẩn đoán tăng cholesterol máu được đặt
ra nếu hàm lượng chất này trong máu cao hơn 2,50 g/l. Triglycerid được
coi là cao nếu tăng quá 2 g/l.
- Xét nghiệm men gan
Đó
là các men alanine amino transferase (ALAT hoặc SGPT) và men aspartate
amino transferase (ASAT hoặc SGOT). Những thông số này cho phép chẩn
đoán bệnh ở gan (do virus, rượu hoặc ung thư), tuy nhiên nồng độ các men
này cũng tăng ở bệnh viêm tuyến tụy hoặc nhồi máu cơ tim.
Ngoài
ra, còn một số xét nghiệm nên làm định kỳ như: xét nghiệm kiểm tra chức
năng thận, kiểm tra axit uric, các xét nghiệm chẩn đoán ung thư sớm,…
Chẩn đoán hình ảnh
Các
chẩn đoán hình ảnh thường quy là chup X Quang (nhiều vị trí như lồng
ngực, cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khung chậu,… tùy theo đặc điểm và
yếu tố nguy cơ từng người); siêu âm ổ bụng,…
Thăm dò chức năng
Tùy vào yếu tố nguy cơ để có sự lựa chọn phù hợp như: điện tâm đồ, điện não đồ, đo loãng xương,…
Lưu ý: Khi đi kiểm tra sức khỏe tổng quát, do phải làm xét nghiệm về máu nên các bạn không nên ăn sáng.
|