Hotline 24/7
08983-08983

Đau nhức chân sau mấy ngày bị ngã, liệu có ảnh hưởng xương khớp?

Câu hỏi

BS cho tôi hỏi, Năm nay tôi đã 57 tuổi, cách đây mấy ngày tôi bị ngã chống tay xuống đất, mới đầu sưng to và khó cử động, sau tôi có bôi thuốc thì hết sưng và đỡ đau, nhưng khi bắt đầu lên xe đạp đi thì thấy nhói bên trong. BS cho tôi hỏi liệu tôi có bị ảnh hưởng xương khớp không hay chỉ phần gân cơ? Tôi cảm ơn BS nhiều ạ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Đau nhức chân sau khi bị té. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau nhức chân sau khi bị ngã. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào cô,

Người lớn tuổi rất dễ bị loãng xương, khi đó dù là những va đập nhẹ cũng có nguy cơ gây ra gãy xương, đặc biệt là các vùng xương nhỏ, thường chịu lực như xương quay, cổ xương đùi…

Nếu vết thương còn đau nhiều, cô nên tới BS để khám và xem xét chụp phim Xquang đánh giá thêm vấn đề gãy xương cô nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Bệnh loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ. Dấu hiệu phổ biến là sụt cân và đau lưng. Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Gãy xương do loãng xương xảy ra thường xuyên nhất ở xương hông, cột sống và cổ tay, nhưng bất cứ xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Một số xương bị gãy có thể không lành lại được, đặc biệt là khi chúng xảy ra ở hông.

Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng chỉ được phát hiện cho đến khi xương bị gãy. Nhiều người nghĩ rằng bệnh loãng xương là một phần tự nhiên và không thể tránh khỏi của tuổi già. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế hiện nay tin rằng loãng xương có thể phòng ngừa được. Hơn nữa, những người đã bị loãng xương vẫn có thể thực hiện các bước để ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Bệnh loãng xương không có triệu chứng rõ ràng từ sớm, nhưng theo thời gian, có thể nhận thấy lưng còng, đau lưng, dáng đứng khom xuống và dần dần sụt cân. Trong vài trường hợp khác, dấu hiệu đầu tiên là gãy xương (xương sườn, cổ tay hoặc hông). Xương sống có thể bị gãy (trở nên dẹp hơn hoặc bị nén). Gãy xương hông có thể gây khuyết tật nặng.

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:

- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.

- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.

- Thường xuyên tập các bài tập chịu tải trọng và các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp theo đề nghị của bác sĩ.

- Hãy đảm bảo bạn có đủ canxi và vitamin D. Ăn với chế độ ăn uống lành mạnh, giàu thực phẩm có chứa canxi như các sản phẩm từ sữa, cá, đậu, và các loại rau lá xanh.

- Không hút thuốc.

- Tránh uống quá nhiều rượu: uống nhiều hơn hai ly rượu mỗi ngày có thể làm giảm khả năng hình thành xương. Ngoài ra, bị say rượu cũng khiến bạn dễ bị té ngã, dẫn đến tổn thương xương hơn.

- Tránh để bị ngã: Mang giày gót thấp có đế không trượt và kiểm tra nhà của bạn để loại bỏ các dây điện, thảm và các chướng ngại vật mà có thể khiến bạn bị té ngã. Giữ phòng sáng, cài đặt các thanh vịn ở bên trong và bên ngoài cửa phòng tắm của bạn, và đảm bảo rằng bạn có thể vào và ra khỏi giường của mình một cách dễ dàng.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X