Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Đau nhói bụng từng cơn sau ngộ độc thức ăn, xử trí như thế nào?
Câu hỏi
Thưa bác sĩ, Hôm thứ 5 thì con bị ngộ độc thức ăn, lâu lâu bụng nhói lên hơi đau. Con đi móc họng cho đồ ăn nôn ra rồi uống ít nước muối, sau đó đi ngủ. Qua hôm thứ 6 thì khỏe hơn nhưng còn nặng bụng. Con ra hiệu thuốc thì họ bán con 2 viên thuốc nhai cùng loại, 1 viên thuốc nhai khác loại, và 1 viên uống nước. Uống 2 lần hôm thứ 6 thì có đỡ rồi. Qua hôm nay thứ 7 thì sáng đi học thì con bị nặng bụng, không dám ăn sáng vì thấy hơi đau bụng, trưa về thì tự nhiên nó đau nhói lên rồi ngừng, xong lại nhói lên tiếp.
Trả lời
Theo thông tin em trình bày thì hiện bác sĩ chưa có đủ dữ liệu cho thấy có thật sự là em bị ngộ độc thức ăn hay không, vì thứ nhất, ngộ độc thức ăn là do em tự nói, không thấy chẩn đoán hay toa thuốc của bác sĩ nào khám cho em, cũng không thấy triệu chứng nào khác (buồn nôn, nôn, tiêu chảy...) mà chỉ thấy triệu chứng bụng lâu lâu nhói lên 1 cái, rồi em tự mua thuốc ở tiệm thuốc tây không rõ loại gì, nhưng vẫn còn đau bụng lâm râm thỉnh thoảng nhói lên tiếp. Mà bác sĩ cũng không biết em nhói lên ở vị trí nào, tính chất đi cầu ra sao, có sốt không, tính chất phân ra sao (mềm, khuôn hay lỏng, có mủ máu...), vì thế bác sĩ không thể chẩn đoán tình trạng rối loạn tiêu hóa của em cụ thể là bệnh gì được.
Em cần đến khám tại chuyên khoa Tiêu hóa để được thăm khám, khai thác kỹ hơn bệnh sử, tiền căn, có thể làm xét nghiệm khi cần (như siêu âm bụng, xét nghiệm máu...), từ đó bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định bệnh và điều trị thích hợp tương ứng, em nhé.
Trong thời gian này em nên nghỉ ngơi, ăn thức ăn dễ tiêu, ăn chín uống sạch, tăng cường ăn nhiều chất xơ có trong rau xanh, hoa quả (chuối, đu đủ...), hạn chế thức ăn cay, nóng, nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, phải uống đủ nước, tối thiểu là 2 lít nước/ngày.
Thân mến.
Hệ
thống tiêu hóa là một phần rất phức tạp và rộng lớn từ miệng cho đến
hậu môn. Hệ thống tiêu hóa có nhiệm vụ lọc bỏ các chất thải và hấp thu
các chất dinh dưỡng cần thiết. Rối loạn tiêu hóa
có thể gây ra một số triệu chứng không mong muốn, làm người bệnh xấu
hổ. Nếu không chữa trị triệt để, bệnh có thể dẫn đến các bệnh mạn tính
nghiêm trọng hơn. * Ợ nóng Bạn có thể mua thuốc điều trị ợ nóng mà không cần kê đơn. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ. Các thuốc không kê toa như: - Thuốc kháng axit - Thuốc kháng thụ thể H2 - Thuốc ứng chế bơm proton (PPIs) - Các loại thuốc hỗ trợ nhu động - Thuốc kháng sinh - Phẫu thuật. * Viêm đường ruột Để điều trị viêm đường ruột, bạn cần tránh các chất chứa caffeine, giảm thiểu căng thẳng và dùng thuốc theo quy định của bác sĩ. * Hội chứng ruột kích thích Một số phương pháp điều trị bệnh như sử dụng thuốc chống viêm, chất ức chế miễn dịch, thuốc kháng sinh, các loại thuốc khác và phẫu thuật. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình