Hotline 24/7
08983-08983

Đau dưới rốn và co thắt, chán ăn, đi ngoài phân lỏng, biểu hiện bệnh gì?

Câu hỏi

BS ơi, Cháu bị đau đại tràng, đau vùng dưới rốn ấy ạ, đau xuống cả hậu môn, rồi lại đau cả vùng bụng bên trái. Cơn đau mới xuất hiện 1 lần và đau co thắt ạ. Dạo gần đây cháu bị chán ăn nữa, đi ngoài phân lỏng ạ. BS cho cháu hỏi cháu bị sao ạ?

Trả lời
Đau dưới rốn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau dưới rốn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Minh Trang thân mến,

Trường hợp của cháu nếu mới diễn ra trong vòng 1 tuần gần đây và chỉ có 1-2 lần như vậy thì tôi nghĩ cháu bị viêm đại tràng cấp tính hoặc bị nhiễm giun sán gần đây, hoặc đơn giản hơn là có áp lực học hành thi cử hay có chuyện không vui gần đây.

Tốt nhất, cháu nên đi khám với BS chuyên khoa Tiêu hóa để được khám bệnh, xét nghiệm phân, siêu âm bụng và điều trị trước khi cần xem xét có nội soi hay không.

Trân trọng.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh viêm đại tràng cấp tính có liên quan chặt chẽ với vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, vệ sinh hoàn cảnh, bởi vì, trong các môi trường đó có rất nhiều các loại vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng). Nếu con người ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh hoặc uống phải nước có vi sinh vật gây bệnh rất dễ mắc bệnh viêm đại tràng, trong đó viêm đại tràng cấp tính là bệnh có thể gặp trong cuộc sống thường ngày ở những địa phương, gia đình không đảm bảo vệ sinh (viêm đại tràng cấp do ngộ độc thức ăn).

Với ký sinh trùng loại hay gặp nhất là lỵ amíp, với vi khuẩn có thể là lỵ trực khuẩn (Shigella), vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), vi khuẩn E. coli, vi khuẩn lao… Đối với virút gặp nhiều hơn cả là virút Rota, đặc biệt là ở trẻ em. Riêng bệnh viêm loét đại - trực tràng chảy máu, nguyên nhân chưa được xác định, có thể do bệnh tự miễn. Ngoài ra có thể gặp viêm đại tràng cấp do dị ứng thức ăn.

Nếu biết được nguyên nhân viêm đại tràng, việc điều trị thuận lợi hơn rất nhiều. Trong khi chờ kết quả xét nghiệm soi phân, thuốc giảm đau cũng cần được cân nhắc. Bồi phụ nước và chất điện giải là hết sức cần thiết nhằm mục đích không để trụy tim mạch (uống dung dịch oresol, truyền dịch tại cơ sở y tế có đủ điều kiện cấp cứu).

Để phòng bệnh, cần vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm thật tốt. Trong cuộc sống thường ngày không ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín (tiết canh, nem chua, nem chạo, gỏi, rau sống…) và không uống nước chưa đun sôi, nước đá không đảm bảo vệ sinh (không tiệt khuẩn nước trước khi làm đông đá) không nên dùng. Trong gia đình khi có người mắc bệnh do kiết lỵ, bệnh lỵ trực khuẩn, thương hàn, tả… cần tiệt khuẩn các dụng cụ dùng trong ăn uống bằng cách luộc với nước đun sôi. Phân người bệnh không được để vương vãi, phải cho vào hố xí và có chất sát khuẩn mạnh, nhất là ở nông thôn, miền núi.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X