Hotline 24/7
08983-08983

Đau đầu, ủ rũ tay chân, hay lo lắng là triệu chứng bệnh gì?

Câu hỏi

Con chào bác sĩ ạ, Mẹ con thường hay bị đau đầu, ủ rũ tay chân, hay lo lắng. Vài ngày trước mẹ con có đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán bị đau đầu tiền đình và thoái hóa đĩa đệm. Vài tháng sau đi khám lại thì bác sĩ khác lại nói mẹ con bị rối loạn thần kinh thực vật. Con rất lo lắng vì không biết mẹ con bị bệnh gì để có thể chữa cho dứt. Cho con hỏi là mẹ con nên đi khám như thế nào, và ở khoa nào của bệnh viện ạ? Mẹ con bị như vậy thì có nên khám tâm lý hay không ạ? Con mong nhận được phản hồi ạ. Con cảm ơn rất nhiều.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Rối loạn thần kinh thực vật. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Rối loạn thần kinh thực vật. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Rối loạn thần kinh thực vật thường là một tên gọi khác của bệnh rối loạn lo âu, được định nghĩa là sự lo sợ quá mức trước một tình huống có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Thường gặp là sự lo âu lan tỏa dai dẳng trong bất cứ tình huống đặc biệt nào hoặc khởi phát thành các cơn sợ hãi kịch phát.

Triệu chứng thể chất thường đi kèm với lo âu gồm: bất an, dễ mệt mỏi, run rẩy, căng thẳng bắp thịt, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp, chóng mặt, đầu óc trống rỗng, đánh trống ngực, khó chịu vùng bụng, khó nuốt, buồn nôn, tính tình trở nên cáu kỉnh. Ở trẻ em biểu hiện kèm theo với nhức đầu, hiếu động, đau bụng và hồi hộp.

Bạn nên đưa mẹ đến khám chuyên khoa Tâm thần kinh hoặc gặp chuyên gia tâm lý để hỗ trợ phương pháp giải quyết vướng mắc lo lắng bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Rối loạn thần kinh thực vật có các triệu chứng chức năng thường gặp là mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, nặng đầu, choáng váng. Các triệu chứng thần kinh là tính tình thay đổi, giảm tập trung, trí nhớ giảm, lo âu, rối loạn thân nhiệt, rối loạn cảm xúc, rối loạn tiêu hóa (ăn không ngon, chán ăn, khó tiêu, ợ hơi, nôn, buồn nôn, táo bón hoặc phân nát, nói chung là tuỳ thể bệnh, tuỳ bệnh nhân), Rối loạn huyết áp tim mạch, hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh hoặc chậm, hoặc khi nhanh khi chậm có thể đau tim, đau tức ngực, cảm giác khó thở hụt hơi, Khó thở, nhịp thở nhanh, nông hoặc chậm…

Khi bị suy nhược cơ thể thường có các triệu chứng như: thiếu máu do thiếu sắt, hạ đường huyết, dị ứng với nhiều yếu tố môi trường, suy giảm miễn dịch, thay đổi nồng độ hormon tuyến yên, đau bụng, đau ngực, phù, ho kéo dài, tiêu chảy hoặc táo bón, chóng mặt, nhịp tim không đều, đau tai, buồn nôn, đổ mồ hôi ban đêm, mệt , sụt cân, thay đổi tâm lý như trầm cảm, dễ cáu kỉnh, lo âu…

Một số lời khuyên tốt cho người rối loạn thần kinh thực vật mà bác sĩ đưa ra đó là người bệnh cần điều chỉnh hoạt động của cả cơ thể mình mới là điều quan trọng nhất như: tập luyện yoga, ngồi thiền, dưỡng sinh, tập thể dục điều độ đều đặn… Nên luyện tập đi bộ 1 ngày ít nhất 1 tiếng đồng hồ, những bước chân vô thức sẽ tác động rất tốt và điều chỉnh lại hệ thần kinh thực vật. Khoảng 1 thời gian bác sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt nhưng muốn lấy lại cảm giác thì phải tập liên tục trong 6 tháng.

Điều quan trọng nhất cần được lưu ý đó là tâm lý thoải mái, yên tĩnh, không căng thẳng để giải tỏa những áp lực, lo toan trong cuộc sống.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X