Hotline 24/7
08983-08983

Đau đầu, sốt nhẹ, ho, viêm họng sau tiêm vắc xin phòng dại, xử trí như thế nào?

Câu hỏi

Cho em hỏi, Em bị chó cắn ở mu bàn chân, con chó vẫn còn sống, không bị bệnh. Em chích ngừa vào ngày thứ 8 sau khi bị cắn ở Viện Pasteur đầy đủ. Đến nay cũng được 2 tháng, vết cắn đã lành, đi được. Gần đây em bị ngứa từ mông trở xuống, đôi khi ngứa phía trên, lâu lâu hơi đau đầu, sốt nhẹ tự hết và hơi nhức và ngứa chỗ bị cắn, ho, đau họng. Cho em hỏi em có biểu hiện xấu không ạ? Em có cần đi Nhiệt Đới khám không ạ? Em lo quá bác sĩ ơi.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Bị đau họng sau tiêm ngừa dại. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bị đau họng sau tiêm ngừa dại. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Trong tình huống của em, tại thời điểm con chó con cắn em thì chắc chắn nó không bị nhiễm dại, vì nó vẫn còn sống qua mốc 15 ngày sau đó, do đó tại thời điểm đó chắc chắn em không bị lây virus dại, hơn nữa em vẫn tiêm đủ 3 mũi vắc xin ngừa dại kia mà.

Các triệu chứng của em hiện tại cũng không phải triệu chứng nhiễm dại, và không có dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nguyên nhân do đâu mà em bị ngứa, bị sốt, ho, đau họng (có thể là viêm họng cấp thôi) thì cần đến bệnh viện để kiểm tra, em có thể đến Bệnh viện Nhiễm Nhiệt đới cũng được, để làm luôn xét nghiệm tầm soát nhiễm sán dải chó mèo nếu em có tiếp xúc thân mật với chó mèo, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Viêm họng cấp tính là bệnh khá phổ biến, xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng cấp dễ dàng xuất hiện. Bệnh thường xuất hiện với các bệnh viêm VA, viêm amiđan. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn (phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng) hay virut cúm, sởi...

Nguyên tắc điều trị phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh, trong trường hợp xác định được vi khuẩn và có kết quả của kháng sinh đồ thì nên lựa chọn kháng sinh để điều trị cho thích hợp với tuổi, tình trạng bệnh và tính động học của kháng sinh. Việc dùng thuốc để điều trị phải tuân theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh, không tự động mua thuốc để chữa bệnh cho mình và người nhà.

Cần bù nước và chất điện giải do sốt cao gây ra. Tốt nhất là uống dung dịch oresol (ORS), có thể dùng ORS cam loại 5,63g/gói cho cả người lớn và trẻ em, pha 1 gói vào 200ml nước (đun sôi, để nguội).

Thức ăn nên dùng loại mềm, nhuyễn, dễ nuốt. Cần ăn thêm rau, trái cây. Cần phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân. Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch. Cần vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối nhạt hằng ngày.

Để phòng ngừa viêm họng cấp, cần vệ sinh răng miệng, họng, mũi thường xuyên và hàng ngày. Cần đánh răng sau khi ăn và trước, sau khi ngủ dậy làm sao tạo thành một thói quen, nhất là đối với trẻ em.

Nên tắm bằng nước ấm nhất là với những người mắc bệnh viêm họng tái đi tái lại nhiều lần. Khi tắm xong cần lau người khô trước khi mặc quần áo sạch bất kể là mùa nào. Cũng không nên ngồi trước quạt hoặc trong phòng điều hòa lạnh sau khi tắm xong.

Khi bị viêm họng cần đi khám ngay, tốt nhất là khám chuyên khoa tai mũi họng hoặc phòng khám đa khoa để nhanh chóng xác định bệnh và điều trị ngay từ những ngày đầu, không nên để bệnh xảy ra vài ba ngày mới đi khám bệnh.

Người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình, dùng theo đơn thuốc cũ hoặc tự mua thuốc để điều trị. Khi bị viêm họng kéo dài cần tới thăm khám để được điều trị tránh một số biến chứng không đáng có xảy ra.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X