BS.CK1 Lâm Thiên Huệ - Bác sĩ Khoa ICU và Khoa Hồi Sức COVID-19 Bệnh viện Gia An 115.
Đau đầu, mệt mỏi sau khi ngưng thuốc điều trị rối loạn lo âu
Câu hỏi
Thưa bác sĩ. Em là nam 28 tuổi, em bị rối loạn lo âu và trầm cảm nhẹ, bị hồi 17 tuổi, nhưng mà em mới biết bệnh và điều trị uống thuốc được gần 1 năm. Các thuốc em dùng là Mirtazapine, Devodil, zoloman (streline) và kacetam...
Khi uống thuốc thời gian em thấy mọi suy nghĩ tốt hơn, ít lo lắng hơn, nhưng thuốc làm em tăng cân lắm, cách đây 2 tháng bác sĩ cho em giảm liều từ 1 viên Mirtazapine còn uống nửa viên thôi, sau 2 tháng em tái khám thì bác sĩ nói uống vài hôm rồi bỏ hẳn viên Mirtazapine và vẫn duy trì 3 viên còn lại...
Em bỏ thuốc được 5 ngày rồi, nhưng mà em thấy đau đầu, mệt mỏi và lo lắng thoáng qua lại tiếp diễn, mặc dù em biết là nó không đáng phải suy nghĩ. BS cho em lời khuyên với ạ.
Trả lời
Chào bạn,
Trước tiên, bác sĩ chúc mừng bạn vì bạn là một trong số ít những bệnh nhân biết chấp nhận uống thuốc điều trị các bệnh lý rối loạn lo âu. Việc chấp nhận uống thuốc và tuân thủ điều trị là một trong số những điều kiện tiên quyết giúp cho bệnh nhân đáp ứng điều trị tốt nhất. Hiện nay, rất nhiều bệnh nhân từ chối việc uống thuốc khiến cho tình trạng bệnh lý trở nên trầm trọng hơn làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Đối với bệnh lý rối loạn lo âu, trầm cảm, stress nặng… có rất nhiều loại thuốc điều trị và tùy những cá thể khác nhau sẽ phù hợp với loại thuốc nào mà bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc điều chỉnh liều và lựa chọn các loại thuốc cho phù hợp. Đôi khi phải trải qua lựa chọn khá nhiều lần mới chọn được đúng loại thuốc cho bệnh nhân, đây là điều hoàn toàn không hiếm gặp trong chuyên khoa tâm-thần kinh.
Đặc biệt ở giai đoạn đầu một số loại thuốc sẽ gây tăng cân là điều không thể tránh khỏi, nhưng những loại thuốc này không được sử dụng lâu dài, được khuyến cáo sử dụng như là liều thuốc đệm trong giai đoạn khởi trị mà thôi, sau đó sẽ sử dụng hệ thống thuốc duy trì để đảm bảo đáp ứng điều trị.
Nếu như tình trạng sử dụng thuốc hiện tại chưa phù hợp với bạn, hãy tái khám chuyên khoa tâm thần kinh để được điều chỉnh thuốc. Ở tại TPHCM bạn có thể đến chuyên khoa tâm-thần kinh của bệnh viện FV để được hỗ trợ điều trị nhé.
Thân ái chào bạn.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình