Hotline 24/7
08983-08983

Đầu có vết sẹo lớn và sâu do khuyết sọ, khắc phục như thế nào?

Câu hỏi

Xin chào bác sĩ, Vào ngày 09/01/2016 em bị tai nạn khá nặng, phải mổ ghép sọ, đến tháng 8/2016 thì em phẫu thuật lần 2 để ráp lại sọ của mình. Sau khi hồi phục, em cũng khá buồn vì khuôn mặt mình không còn như cũ. Phần sọ sau khi ráp lại không đầy đặn như cũ, nên đầu em có vết sẹo khá lớn và sâu do phần khuyết sọ. Thế nên em luôn phải để tóc mái dài để che đi vết sẹo đó. Bác sĩ có thể cho em hỏi có cách nào để xóa đi vết sẹo đó không ạ? Chẳng hạn như lấp thêm phần vật liệu giả sọ nhân tạo cho đầy đặn ra. Em sợ ảnh hưởng tới dây thần kinh nên cũng chưa dám liều mình. Xin chân thành cám ơn bác sĩ.

Trả lời

ThS.BS Bùi Diễm Khuê

ThS.BS Bùi Diễm Khuê

Giảng viên Đại học Y dược TPHCM - Đại học Y dược TPHCM

Ghép sọ nhân tạo. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ghép sọ nhân tạo. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Có 2 phương pháp ghép sọ là ghép tự thân - sử dụng chính mảnh sọ của bệnh nhân, sau khi lưu trữ 1 thời gian, và ghép nhân tạo - dùng mảnh ghép, thường là cement hoặc titan. Có thể ở lần ghép sọ trước, mảnh ghép là tự thân, sau chấn thương không còn giữ được kích thước đầy đủ như ban đầu, nên khi ghép không khớp hoàn toàn với chỗ khuyết.

Em vẫn có cơ hội ghép sọ nhân tạo để lấp lại chỗ khuyết đó. Nguy cơ tổn thương dây thần kinh là khá thấp, tuy nhiên, phẫu thuật nào cũng có 1 số nguy cơ nhất định, nên em cần được bác sĩ đánh giá chỗ khuyết và tư vấn trước khi ghép sọ nhé. Em nên tái khám ở nơi đã ghép sọ lần trước để bác sĩ hướng dẫn cụ thể hơn.

Chúc em sớm hồi phục được phần khuyết sọ như ý muốn.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Khi hộp sọ bị tổn thương gây ra triệu chứng khuyết sọ làm bệnh nhân bị đau đầu, giảm trí nhớ, chóng mặt, mất tập trung, ức chế tâm lý. Ngoài ra, não dễ bị tổn thương đặc biệt khi môi trường bên ngoài tác động như nhiệt độ, áp suất... Trường hợp nặng của khuyết sọ là bệnh nhân có hiện tượng tri giác giảm, rối loạn tâm thần, yếu liệt nửa người, động kinh... Những hiện tượng này sẽ dần hết sau khi hộp sọ được tái tạo.

Có 2 dạng tái tạo hộp sọ: tái tạo sọ tự thân và tái tạo dị chất. Đối với tái tạo sọ tự thân, bác sĩ sẽ sử dụng mảnh ghép bằng xương sọ tại chỗ được lấy ra để giải ép cho não và được bảo quản lạnh sâu ở ngân hàng mô. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều, đem lại kết quả khả quan cho bệnh nhân, thường sau 6 tháng sọ của bệnh nhân sẽ liền lại. Còn tái tạo sọ dị chất như xi măng, tantalum, tổ hợp carbon... áp dụng cho những bệnh nhân bị bể sọ hay chấn thương bị văng sọ phải lấy vật liệu khác thì tùy mức độ, khả năng của bệnh nhân

Thời gian phẫu thuật tạo hình hộp sọ tùy thuộc sự tăng áp lực của từng bệnh nhân, nhưng theo các bác sĩ, đối với các thương tổn phức tạp nên chờ 3 đến 6 tháng sau khi mở sọ giải ép mới có thể ráp lại và ít nhất 1 năm với các vết thương nhiễm trùng, vết thương não.

Bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân khi chưa được tái tạo hộp sọ cần tránh để đầu bị chấn thương thêm, tránh thay đổi môi trường đột ngột như ra nắng, vào nơi lạnh quá khi chưa lắp sọ. Với nhóm nguy cơ cao như người bị cao huyết áp, tiểu đường cũng cần phải chú ý theo dõi sức khỏe tốt.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X