Hotline 24/7
08983-08983

Con em mới 3 tháng tuổi bị lưỡi ngắn, có cách chữa nào ngoài phẫu thuật không?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Bé gái nhà em nay đã được 3 tháng, mỗi khi ngủ dậy thì tay chân ấm ấm nhưng được một lúc thì tay chân ẩm ẩm và lạnh. Xin hỏi bác sĩ không biết bé bị gì và làm thế nào để hết tình trạng này. Đi khám và tiêm ngừa định kỳ cho cháu, bác sĩ bảo lưỡi của bé ngắn và khuyên nên đi phẫu thuật trước 6 tháng. Em không biết có phải lưỡi ngắn thì bé sẽ nói ngọng hay gặp khó khăn gì khác không? Nếu phẫu thuật thì tiến hành như thế nào? Có cách nào an toàn hơn không vì bé còn quá nhỏ. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều. (Võ Thị Tố Ngân)

Trả lời

BS Châu Thị Kiều Oanh

BS Châu Thị Kiều Oanh

Bác sĩ cấp cứu - Bệnh viện Sài Gòn ITO, Bệnh viện quận 1, TPHCM

Chào em,

 

Em cung cấp thông tin cho BS bé được 3 tháng tuổi, nhưng không nói rõ cân nặng và chiều cao của bé được bao nhiêu, làm sao BS đánh giá được tình trạng dinh dưỡng cũng như sự phát triển thể chất của bé yêu.

 

Bé có triệu chứng “ngủ dậy thì tay chân ấm ấm nhưng được một lúc thì tay chân ẩm ẩm và lạnh”, em nên xem lại trong những ngày qua bé bú và ngủ có gì bất thường, có hay ra mồ hôi trộm không, có lên cân đều mỗi tháng, bé có được tắm nắng mỗi sáng chưa…?

 

Với những triệu chứng của bé như trên có thể là do thời tiết, mặc không đủ ấm, do ra nhiều mồ hôi hoặc do thiếu vitamin D, canxi…em cần đánh giá lại các yếu tố BS đã đưa ra và điều chỉnh lại cho phù hợp.

 

Nếu do thời tiết hoặc mặc chưa đủ ấm em nên chọn quần áo đủ dài và ấm cho bé, tránh gió lùa, không để nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc quá nóng. Để phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin D em nhớ phơi nắng cho bé mỗi sáng 15 – 20 phút.

 

Qua mô tả của em, chính xác là bé bị dính thắng lưỡi chứ không phải lưỡi ngắn. Đây là một dị tật bẩm sinh do dây thắng lưỡi (nằm dưới lưỡi) ngắn và làm  hạn chế cử động của đầu lưỡi.

 

Dị tật thường được phát hiện sớm qua khám sức khỏe định kỳ hàng tháng, nếu phát hiện trễ bé có biểu hiện phát âm khó, nói ngọng…

 

Nguyên nhân có thể do thắng lưỡi quá ngắn cũng có giả thuyết cho rằng do di truyền.

 

Khi bị dính thắng lưỡi bé sẽ có những hạn chế: khó cử động lưỡi sang hai bên, đầu lưỡi không thể đụng lên phía trên nóc khẩu cái, lưỡi không thè ra khỏi bên ngoài môi được, trẻ bú khó và phát âm cũng khó…

 

Em nên đưa bé đi khám chuyên khoa răng hàm mặt, BS xác định mức độ dính thắng lưỡi nhiều hoặc ít, có cần cắt không, vì có nhiều trường hợp bé dính thắng lưỡi nhưng không phải cắt.

 

Chỉ định cắt dính thắng lưỡi khi có ảnh hưởng đến việc bú và phát âm của bé. Em không nên quá lo lắng, đối với bé nhỏ việc cắt sẽ nhẹ nhàng, bé có thể bú ngay sau cắt.

 

Chúc bé chóng khoẻ nhé!
 

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X