Hotline 24/7
08983-08983

Chân sưng nề, đau buốt dù đã gãy xương bàn chân 1 tháng, khắc phục như thế nào?

Câu hỏi

Chào bác sĩ ạ, Em bị gãy xương nền bàn chân số 5 bên phải, điều trị bằng phương pháp dùng nẹp đệm dài H2, được 20 ngày khám lại ở bệnh viện huyện thì được bác sĩ ở đấy cho biết là xương đã can tốt và có thể bỏ nẹp ra tập đi. Từ khi bị gãy xương đến nay đã được 1 tháng nhưng chân em vẫn sưng nề, khi bước đi vẫn thấy buốt ở chỗ gãy. Bác sĩ cho em hỏi nguyên nhân của các triệu chứng trên và cách khắc phục. Em xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

 Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,

Thời gian hồi phục trung bình sau gãy xương ở người trẻ khỏe là 1-2 tháng. Em đã tái khám kiểm tra, bác sĩ thấy can xương mọc tốt rồi mới cho em bỏ nẹp tập đi, em có thể yên tâm.

Mặc dù xương đang lành tốt, nhưng vì gãy xương làm xáo trộn hệ thần kinh - mạch máu quanh khu vực đó, lưu thông mạch máu không được tốt như trước đây, mà lại còn bất động trong 1 thời gian dài, ngoài ra, bàn chân còn chịu thêm ảnh hưởng của trọng lực và sức nặng cơ thể đè lên nên khi em bắt đầu tập đi lại thì chân sẽ sưng và hơi đau.

Tình trạng này là lành tính, có đặc điểm là sưng nhiều khi đi lại nhiều, đứng lâu, sưng tăng dần vào cuối ngày nhưng sẽ giảm khi kê chân cao, khi xoa bóp, ít sưng hơn vào buổi sáng; khác với sưng nề do viêm là sẽ có kèm nóng đỏ đau, không cải thiện nhiều khi kê chân cao và sẽ tiến triển nặng hơn nếu nguyên nhân viêm không được giải quyết.

Vì thế, em cần điều chỉnh mức độ đi lại cho hợp lý, đi thấy chân sưng nhiều và đau thì nghỉ, đừng cố gắng đi lên xuống cầu thang nhiều, đa số trường hợp 4-6 tháng sau bệnh mới lành hẳn.

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Cấu trúc xương bàn chân bao gồm tới 26 xương lớn nhỏ khác nhau với các chức năng phục vụ cho các bộ phận gân, gót, cơ chân, xương khớp chân… khác nhau.

Gãy xương bàn chân là việc rạn, nứt hoặc các vết gãy xương tách rời, không tách rời với nhiều đường hãy khác nhau trong 26 xương thuộc phạm vi bàn chân. Bàn chân là bộ phận chịu lực chính nên khi bị gãy xương sẽ rất phức tạp và ảnh hưởng hầu hết đến khả năng vận động và đi lại của bệnh nhân gãy xương.

Điều trị gãy xương bàn chân gồm có các phương pháp điều trị bảo tồn không phẫu thuật và điều trị phẫu thuật. Tùy theo từng trường hợp sức khỏe bệnh nhân với mức độ gãy xương và tổn thương xương khác nhau mà quyết định áp dụng phương pháp điều trị sao cho phù hợp.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X