Hotline 24/7
08983-08983

Chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng như thế nào?

Câu hỏi

Em chào bác sĩ. Bác sĩ cho em hỏi trẻ bị mắc tay chân miệng thì cách điều trị và chăm sóc tại nhà như thế nào ạ? Có dấu hiệu nào thì phải đưa bé đi bệnh viện ngay ạ? Em cảm ơn! (FB T. Vu)

Trả lời

Bố mẹ cần hạ sốt, bù nước, sát trùng niêm mạc khi con mắc tay chân miệng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị hay văc xin phòng bệnh tay chân miệng. Do đó, điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng. Khi phát hiện có dấu hiệu nhiễm bệnh thì bố mẹ chăm sóc cho bé tại nhà như lau mát và sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, bù nước theo hướng dẫn của cơ sở y tế. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng thuốc có chứa thành phần Aspirin. Ngoài ra, nên sử dụng nước muối 0.9% để sát trùng niêm mạc cho trẻ.

Song song với việc điều trị triệu chứng thì chế độ ăn uống hằng ngày cho trẻ cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, bù nước kịp thời đề phòng trẻ bị mất nước, hạ đường huyết. Đối với trẻ bú mẹ cần tăng cường cho bé bú nhiều lần trong ngày. Với trẻ lớn hơn cần kiêng các loại thức ăn làm trẻ đau rát, tổn thương miệng như thức ăn nóng, đặc. Tốt nhất nên cho trẻ ăn các thức ăn loãng, nguội, dễ tiêu hóa như cháo, sữa, váng sữa,… Nếu trẻ không ăn thì không nên ép mà cho ăn các loại khác thay thế. Hoa quả, trái cây giàu vitamin, khoáng chất cũng là thực phẩm cần thiết cho trẻ khi điều trị bệnh tay chân miệng.

Ngoài ra, nên chăm sóc vệ sinh cho trẻ bằng cách:

- Rửa tay đúng cách và thường xuyên bằng xà phòng, rửa trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Làm sạch vết bẩn, dụng cụ đồ chơi của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn.

- Không để trẻ tiếp xúc, ôm hôn, dùng chung đồ với người bị bệnh tay chân miệng.

- Không nên chọc vỡ bóng nước, không đắp lá cây vì sẽ gây nhiễm trùng da.

- Theo dõi diễn biến các tổn thương da và tình trạng chung của trẻ. Khi trẻ có những dấu hiệu như sốt cao, nhức đầu, nôn ói nhiều, lơ mơ, giật mình chới với, co giật, mệt nhiều cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được điều trị các biến chứng của bệnh.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Bệnh tay chân miệng có mấy cấp độ?

>>Dấu hiệu nào đặc trưng của bệnh tay chân miệng?

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X