Cha và mẹ không cùng nhóm máu thì con sẽ mang nhóm máu của cha hay mẹ?
Câu hỏi
Thưa BS, tôi nhóm máu O, chồng tôi nhóm máu A. Con gái tôi 7 tuổi, bé nhóm máu A nên lúc mới sinh bị vàng da và bé phải nằm viện điều trị chiếu đèn 10 ngày, bây giờ sức khỏe bé vẫn bình thường. Nay tôi muốn có thêm bé nữa nhưng băn khoăn không rõ tình trạng này có lặp lại ở bé thứ hai không? Và liệu có ảnh hưởng gì xấu đến sức khỏe bé sau này không? (Tuyet Dao - Dong Nai)
Trả lời
Bạn Dao thân mến, trong lần sanh đầu sở dĩ có hiện tượng như vậy là do bất đồng nhóm máu A, B, O. Nếu mẹ nhóm máu O, bố nhóm máu A hoặc B và con mang nhóm máu của cha thì trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ đã sản xuất ra kháng thể chống lại nhóm máu A hoặc B của con.
Kháng thể này được truyền qua bánh nhau vào cơ thể thai nhi gây ra hiện tượng vỡ hồng cầu, giải phóng ra huyết sắc tố, huyết sắc tố lúc đầu màu đỏ nhưng qua quá trình phân hủy nó biến thành chất Bilirubine có màu vàng và gây ra hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh.
Hiện tượng bất đồng nhóm máu A, B, O thường không nặng và ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ sơ sinh nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Nếu phát hiện và điều trị trễ, chất Bilirubine tăng cao trong máu gây nên hiện tượng vàng da nhân có thể gây tử vong.
Ở những lần có thai sau, nếu con chị lại mang nhóm máu của cha thì khả năng bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con sẽ nặng hơn lần đầu vì cơ thể chị đã có sẵn kháng thể để chống lại nhóm máu của con. Do đó, bạn nên đi khám thai và sanh ở bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán và có thể điều trị kịp thời nếu có hiện tượng bất đồng nhóm máu nói trên.
BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình