Hotline 24/7
08983-08983

Buồn ngủ ban ngày, cơ thể uể oải mệt mỏi, khắc phục bằng cách nào?

Câu hỏi

Chào BS ạ, Em có một số triệu chứng được khoảng 1 năm nay là mệt mỏi khi ngủ dậy vào sáng sớm và buổi trưa, không dậy ngay được dù đã tỉnh giấc, cơ thể uể oải. Em muốn uống bổ sung vitamin tổng hợp có được không ạ và loại nào tốt ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Cản giác luôn buồn ngủ và mệt mỏi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Cản giác luôn buồn ngủ và mệt mỏi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Cảm giác buồn ngủ nhiều vào ban ngày dù đã ngủ đủ giấc vào ban đêm, người mệt mỏi, uể oải là dấu hiệu báo động cơ thể có vấn đề về sức khỏe. Những nguyên nhân thường gặp là thiếu máu, thiếu dưỡng chất ở người ăn uống không đầy đủ (thiếu đạm, thiếu vitamin và khoáng chất), huyết áp thấp làm giảm tưới máu lên não, căng thẳng đầu óc kéo dài, hay bệnh lý như hội chứng ngưng thở khi ngủ, rối loạn nội tiết, viêm nhiễm mạn tính…

Sau một thời gian nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ (có thể bổ sung thêm thuốc bổ hay hoạt huyết dưỡng nào cũng được), kèm tập thể dục đều đặn mà em không thấy cải thiện thì nên khám BS, có thể khoa Nội tổng quát hay khoa Nội tiết để BS kiểm tra xác định bệnh và điều trị thích hợp tương ứng, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Buồn ngủ mệt mỏi là bệnh gì:

- Thiếu máu khiến oxy không được cung cấp đầy đủ từ phổi đến các mô và cơ quan trong cơ thể. Thiếu máu có thể do cơ thể thiếu hụt sắt, vitamin, mất máu, chảy máu bên trong hay do căn bệnh mạn tính như viêm khớp dạng thấp, ung thư hay suy thận.

- Suy tuyến giáp thường gây mệt mỏi, mất tập trung và đau nhức cơ bắp, thậm chí ngay trên các hoạt động nhỏ như đạp xe, leo cầu thang. Khi chức năng tuyến giáp bị suy giảm, cơ thể lúc nào cũng cảm thấy uể oải và buồn ngủ (có thể ngủ 14-16 tiếng mỗi ngày).

- Bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2 nếu không có đủ năng lượng để giữ cơ thể hoạt động trơn tru, người bị tiểu đường sẽ thường thấy cảm giác mệt mỏi, uể oải, thèm ngủ.

- Trầm cảm là căn bệnh ảnh hưởng đến cách chúng ta ăn, ngủ,... khiến người bệnh mệt mỏi, buồn ngủ. Nếu không điều trị, triệu chứng này có thể kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.

- Khi bạn ngủ dậy và cảm thấy cơ thể mệt mỏi, có thể bạn đang mắc chứng bệnh ngưng thở khi ngủ. Đây là một sự rối loạn đặc trưng bởi sự gián đoạn ngắn của hơi thở trong khi ngủ và dẫn tới thiếu oxy trong máu.

Ngáy là triệu chứng đặc trưng của chứng ngưng thở, nó khiến bạn cảm thấy mệt mỏi vào sáng hôm sau. Đặc biệt, ngưng thở khi ngủ có thể dẫn tới bệnh tim, cao huyết áp và đột quỵ.

Giải pháp điều trị chứng buồn ngủ mệt mỏi:

Khi có triệu chứng buồn ngủ mệt mỏi kéo dài, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây nên triệu chứng và điều trị kịp thời hiệu quả.

Hãy tạo cho mình một giấc ngủ “bù” bất cứ khi nào có thể. Đừng để laptop, điện thoại trong phòng ngủ. Nếu mọi cố gắng đều không cải thiện được tình hình, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ, bạn có thể đã bị mắc chứng rối loạn giấc ngủ.

Nếu thừa cân thì phải lên kế hoạch ăn kiêng, sử dụng liệu pháp CPAP (một dụng cụ phát một lượng liên tục áp suất dương đường hô hấp) trong khi ngủ.

Không bỏ bữa đặc biệt là bữa sáng và cố gắng "nạp" đủ protein và tinh bột trong mỗi bữa ăn.

Đối với chứng thiếu máu do thiếu sắt có thể bổ sung thêm bằng cách ăn các loại thức ăn như thịt nạc, gan, sò huyết, đậu…

Điều chỉnh tâm lý bản thân, hoặc dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Cắt giảm dần cà phê, trà, sô-cô-la, và nước ngọt, hoặc bất cứ loại thực phẩm nào có chứa cafein. Dừng đột ngột sẽ làm cho sự thiếu hụt cafein một cách đường đột và sẽ gây mệt mỏi hơn.

Điều trị bệnh tiểu đường có thể bằng cách thay đổi lối sống như chế độ ăn và luyện tập thể dục, điều trị bằng liệu pháp insulin và các loại thuốc để điều chỉnh lượng đường trong cơ thể.

Uống nước vào các thời điểm trong ngày. Nước tiểu có màu sáng, chứng tỏ cơ thể bạn được cung cấp đủ nước. Uống hai cốc nước trong một giờ hoặc hơn trước khi có một hoạt động thể chất nào đó. Sau đó, uống trong quá trình hoạt động và sau đó uống tiếp 2 cốc nước nữa.

Thay đổi lối sống, dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ có thể làm bệnh tim của bạn tiến triển tốt hơn và bạn có thể lấy lại được năng lượng cho các hoạt động của mình.

Hạn chế ánh sáng và âm thanh khi ngủ đêm. Nếu những giải pháp đó vẫn khiến bạn gặp phải các vấn đề trong giấc ngủ, hãy nói chuyện với bác sĩ để có thể sử dụng các loại thuốc trị liệu.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X