Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh nhân ung thư phải tháo răng giả khi xạ trị đúng không BS?

Câu hỏi

Xin chào AloBacsi, cho tôi xin lời khuyên với ạ. Mẹ tôi bị ung thư vòm họng. Mẹ tôi đang được chờ đến 3/8 để vào viện tiến hành lên phác đồ. Tôi có tham khảo kinh nghiệm trên mạng rất nhiều về việc răng miệng quan trọng như thế nào trong quá trình điều trị. Hiện tại răng mẹ tôi 1 hàm dưới hơi yếu, lâu lâu có nhức còn hàm trên là răng giả chỉ có 1 ít chân răng nhỏ thật bám vào nướu thôi. Không biết bay giờ tôi nên làm răng cho mẹ như thế nào và khi xạ trị có lẽ răng giả mẹ tôi bị tháo ra đúng không ạ? Và răng dưới yếu có bị ảnh hưởng nặng nề hay viêm nhiễm sau khi xạ trị hay không? Cảm ơn AloBacsi.

Trả lời
khi xạ trị bệnh nhân phải tháo răng giả
Khi xạ trị bệnh nhân phải tháo răng giả. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Trước tiên bệnh nhân nên đi khám răng miệng để BS Răng hàm mặt chăm sóc những chiếc răng có vấn đề (nhổ răng hư, răng không thể bảo tồn).

Trong quá trình xạ trị, phải tháo răng giả ra, do đó không nên làm răng giả trong trường hợp phải xạ trị vùng đầu cổ. Việc xạ trị sẽ ảnh hưởng đến răng và tuyến nước bọt, đây là biến chứng của xạ trị vùng đầu cổ.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Tia xạ vào đầu và cổ có thể là nguyên nhân của vấn đề về răng và nướu của bạn; nó có thể ảnh hưởng đến lớp phủ mềm (lớp niêm mạc) và độ ẩm trong miệng bạn; những tuyến sản xuất ra nước bọt và xương hàm. Nó có thể gây ra:

- Khô miệng

- Sâu răng và những vấn đề khác

- Mất hoặc thay đổi cảm nhận vị giác

- Miệng và nướu đau

- Nhiễm khuẩn miệng

- Cứng hàm hoặc biến đổi của xương hàm.

Để phòng ngừa và làm hết những vấn đề răng miệng, bạn nên:

- Giữ ẩm miệng

+ Uống nhiều nước

+ Sử dụng chất thay thế nước bọt để giúp giữ ẩm cho miệng

- Giữ sạch miệng

+ Đánh răng, nướu và lưỡi thật nhẹ nhàng với loại bàn chải mềm nhất sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. (Nếu bàn chải làm bạn đau thì hãy nhúng vào nước ấm cho lông bàn chải mềm hơn).

+ Sử dụng loại kem đánh răng có fluor nhẹ (như loại dành cho trẻ em) và nước súc miệng không cồn.

+ Hàng ngày dùng sợi tơ để xỉa răng. Nếu nướu của bạn bị chảy máu hoặc bị đau, nên tránh những vùng đang chảy máu hoặc đau nhức, nhưng vẫn có thể tiếp tục với những răng khác.

+ Nếu bạn đeo răng giả, hãy cọ rửa, súc nước sạch sẽ sau mỗi bữa ăn. Hãy để bác sĩ nha khoa của bạn kiểm tra bộ răng giả để đảm bảo chắc chắn là nó vẫn phù hợp với bạn.

- Nên tránh xa rượu và thuốc lá cũng như để ý đến tất cả những loại thức ăn mà bạn ăn. Tránh những đồ ăn cay nóng, đồ uống và những thức ăn cứng sẽ kích thích hoặc làm tổn thương lợi và niêm mạc miệng.


BS.CK2 Nguyễn Thiện Nhân
Khoa Ung bướu và Y học hạt nhân, BV Nhân Dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X