Hotline 24/7
08983-08983

Bé 22 tháng chưa phát âm được từ nào, liệu có xu hướng mắc bệnh tự kỷ?

Câu hỏi

Thưa BS, Bé nhà em đã được 22 tháng tuổi nhưng vẫn chưa phát âm được chữ nào, bé ít nói, có lúc nói nhưng không có nghĩa, không có âm. Bé thích xem TV, điện thoại do từ nhỏ bố mẹ đi làm, ở nhà với bà thường xuyên xem TV và điện thoại. Hiện nay em đã cho bé đi học, ở lớp bé vẫn chơi đồ chơi, nghe nhạc vẫn nhảy múa, tuy nhiên theo lời cô giáo là vẫn chưa chịu chơi chung với các bạn cùng lớp. Khi ở nhà, mẹ cho đi chơi với các anh chị, các anh chị vui đùa thì bé cũng chạy vui đùa cùng; khi bé cần gì thường kéo tay mẹ để mẹ làm giúp. Em đang lo sợ bé có xu hướng bị tự kỷ, nhờ BS tư vấn giùm em, em xin cảm ơn.

Trả lời

BS Châu Thị Kiều Oanh

BS Châu Thị Kiều Oanh

Bác sĩ cấp cứu - Bệnh viện Sài Gòn ITO, Bệnh viện quận 1, TPHCM

Bé chậm nói. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bé chậm nói. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Theo em trình bày, cho thấy nhiều khả năng bé không mắc bệnh tự kỷ, nhưng việc bé chậm nói là do người nhà cho bé xem ti vi và chơi điện thoại nhiều.

Do đó, để cải thiện, gia đình cần dành thời gian chơi, tiếp xúc và trao đổi với bé nhiều hơn. Ngoài ra, cần lưu ý, tránh cho bé xem TV, chơi điện thoại, ipad nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Chậm nói ở một đứa trẻ bình thường có thể là xuất phát từ những vấn đề với lưỡi và vòm miệng. Não bộ chịu trách nhiệm về lời nói. Nếu não bộ không phối hợp hoạt động của môi và lưỡi, bé sẽ gặp vấn đề về chậm phát triển kỹ năng nói.

Bên cạnh đó, các vấn đề về thính giác cũng liên quan đến việc bé chậm nói. Nếu gặp vấn đề về thính giác, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nói, hiểu, bắt chước cũng như sử dụng ngôn ngữ. Đặc biệt, nhiễm trùng tai là nhiễm trùng mạn tính làm ảnh hưởng đến thính giác. Nếu thính giác bình thường hay ít nhất là một tai có thể nghe được thì khả năng nói của trẻ sẽ phát triển bình thường.

Nếu bạn nghi ngờ trẻ có vấn đề về chậm nói hay chậm phát triển ngôn ngữ, cách tốt nhất là đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra. Bác sĩ sẽ đánh giá kỹ năng nói và ngôn ngữ của trẻ thông qua bài kiểm tra chuyên biệt. Bạn cũng có thể tự tìm nhà nghiên cứu bệnh học về ngôn ngữ để được tư vấn hoặc tìm dịch vụ chăm sóc đặc biệt cho con.

Sự hỗ trợ của bố mẹ trong việc dạy bé tập nói là một phần quan trọng trong việc cải thiện tình trạng của con. Dưới đây là một số cách để khuyến khích phát triển khả năng nói của trẻ:

- Dành nhiều thời gian nói chuyện với con. Khi con còn nhỏ, bạn có thể nói chuyện, hát và yêu cầu con bắt chước âm thanh và cử chỉ đó.
- Đọc sách cho con nghe cũng là một ý kiến không tồi và bạn nên làm điều này ngay từ khi còn nhỏ. Hãy tìm những loại sách hay truyện phù hợp với lứa tuổi của con. Bạn có thể cho bé nghe truyện Pat và Bunny và nói con bắt chước những hành động như vỗ tay. Sau đó, bạn có thể bảo con chỉ vào những hình ảnh dễ nhận biết và để con đặt tên cho chúng. Ngoài ra, bạn yêu cầu con dự đoán điều gì sẽ xảy ra kế tiếp. Trẻ còn nhỏ có thể ghi nhớ những câu chuyện mà trẻ yêu thích.
- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng những tình huống hàng ngày để cải thiện khả năng ngôn ngữ cho con. Hãy nói chuyên với con suốt ngày, ví dụ: nói tên của những món ăn trong cửa hàng, giải thích với con rằng bạn đang làm gì lúc nấu ăn (cắt bầu, luộc rau, nấu cơm, kho thịt) và dọn dẹp phòng hoặc nói cho con biết con đang nghe âm thanh gì.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X