Hotline 24/7
08983-08983

Bạch tật lê, Dâm dương hoắc, Đinh lăng, Cát căn giúp phục hồi “bản lĩnh” quý ông như thế nào?

Câu hỏi

Chào bác sĩ! Tôi nghe nói bạch tật lê, Dâm dương hoắc, Đinh lăng, Cát căn là những vị thuốc có công dụng giúp dẻo dai khi xung trận. Vậy trong Đông Y, 4 vị thuốc này được vận dụng như thế nào để phục hồi “bản lĩnh” quý ông? Cảm ơn BS.

Trả lời

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay

Nguyên Trưởng bộ môn Y học cổ truyền, Đại học Y dược TP.HCM - Bệnh viện đại học Y dược TPHCM

Chào bạn,

Thực tế, dược liệu trong Đông Y tốt cho quý ông không chỉ riêng Bạch tật lê, Dâm dương hoắc, Đinh lăng, Cát căn mà còn có Ba kích, Nhục thung dung, Nhân sâm, Thố tỉ tử. Tuy nhiên, riêng về 4 dược liệu Bạch tật lê, Dâm dương hoắc, Đinh lăng, Cát căn vẫn có những tác dụng cụ thể đến câu chuyện tình dục của quý ông.

Ví dụ như Bạch tật lê, đây là một trong những dược liệu quý có tác dụng bổ thận tráng dương mà y học hiện đại cũng đã chứng minh. Trong Bạch tật lê có rất nhiều thành phần từ alkaloid, saponin, flavonoid, cho đến những thành phần khác như vitamin B1. Bạch tật lê là một loại dây leo, không chỉ sử dụng cho vấn đề sinh lý nam mà còn sử dụng điều trị một số bệnh lý khác.

Trong Đông Y thường sử dụng quả của Bạch tật lê, sấy khô, trong quả có vị ngọt hậu đắng, tính ôn, quy vào hai kinh Can và Phế. Bạch tật lê là loại dược liệu có tác dụng đường vòng, nhờ đó làm mạnh hơn tác dụng của nó. Ví dụ như trong dân gian, Bạch tật lê sử dụng trong những trường hợp đau lưng, tinh dịch ít, giúp kéo dài thời gian cương nhiều hơn. Bên cạnh đó, Bạch tật lê cũng được sử dụng trong nhiều trường hợp khác như chảy nước mắt nhiều, khô mắt, loét miệng, nóng trong người, chứng đái dầm của trẻ em…

Đông y dùng Bạch tật lê để điều trị bất lực, rối loạn cương dương (Ảnh minh họa)

Bạch tật lê nếu được phối hợp với Dâm dương hoắc sẽ là “cặp bài trùng” giúp bổ thận tráng dương. Lá là bộ phận thường được sử dụng của Dâm dương hoắc, đem phơi khô hoặc sấy khô, có vị cay, hơi the, ngọt, tính ôn. Cả Bạch tật lê và Dâm dương hoắc đều có tính ôn nên thường sẽ vào thận dương, giúp tráng dương, bổ thận. Ngoài ra còn có tác dụng lợi tiểu.

Theo Đông Y, Dâm dương hoắc có tác dụng ích khí, kiện gân cốt, điều trị đau lưng, mỏi gối, cải thiện tình trạng mệt mỏi sau sau hoạt động tình dục. Y học hiện đại đã có chứng minh cho những tác dụng này của Dâm dương hoắc.

Trong dược liệu này có nhiều thành phần như saponin, alkaloid, và quan trọng nhất là axit amin, trong đó hàm lượng L-Agrinine là cao nhất. Axit amin là thành phần quan trọng trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, cơ thể không tự tổng hợp được mà phải cung cấp từ bên ngoài vào bằng thực phẩm, thuốc… Dâm dương hoắc là ứng cử viên sáng giá cho việc cung cấp axit amin cho cơ thể. L-Agrinine trong Dâm dương hoắc có tác dụng ích tinh, bổ khí, cường dương, tăng cường hoạt động tình dục ở nam giới.

Dâm dương hoắc giúp cải thiện chức năng tình dục (Ảnh minh họa)

Đinh lăng (hay còn gọi là cây gỏi cá) còn được dân gian ví von là “nhân sâm của người nghèo”. Bởi nếu được trồng và chăm sóc sau 3-5 năm thì rễ, củ của Đinh lăng có những thành phần saponin tương tự như là sâm.

Vì vậy, thông thường chúng ta có thể sử dụng Đinh lăng như một món ăn, dùng lá làm gỏi, hay hái lá để điều trị các khớp xương, giúp giấc ngủ ngon hơn, dịu thần kinh, thư giãn. Sau đó tiếp tục trồng và chăm sóc cây đến 3-5 năm để sử dụng bộ phận dùng là rễ và thân của nó. Các bộ phận này của Đinh lăng chứa saponin và có đến 13 axit amin, các loại vitamin khác như vitamin B, B12, nhờ đó nó có tác dụng bổ máu, giảm đau nhức cơ thể.

Đinh lăng khi sử dụng riêng lẻ ít có tác dụng với nam giới mà chủ yếu là tác dụng trên người nữ, nhất là ở giai đoạn tiền mãn kinh. Tuy nhiên, nếu Đinh lăng phối hợp với Ba kích, Dâm dương hoắc, Bạch tật lê thì sẽ làm nâng cao tác dụng bổ thận, tráng dương.

Đinh lăng được ví như sâm của người Việt, giúp tăng cường chức năng sinh lý hiệu quả (Ảnh minh họa)

Cát căn không liên quan đến vấn đề sinh dục, nhưng nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Cát căn là tên gọi khi chúng ta phiến ra làm thuốc, còn dạng bột thì gọi là sắn dây.

Bột sắn dây dân gian thường dùng để giải nhiệt. Khi sử dụng như một vị thuốc thì nó còn có nhiều tác dụng khác như nhuận gan mật, bảo vệ thành mạch trong các trường hợp thiếu máu cơ tim, nó giúp cho thành mạch săn chắc hơn, dẫn máu lên tim dễ dàng hơn, giúp giải quyết vấn đề thiếu máu cơ tim. Ngoài ra, Cát căn còn có tác dụng lên các cơ như cơ ngực, cơ vân của cơ tim… hỗ trợ phần nào trong việc giảm đau trong cơn đau thắt ngực của người bị bệnh tim mạch.

Cát căn là vị thuốc bổ trợ không thể thiếu cho các quý ông tăng cường sinh lực (Ảnh minh họa)

Khi kể riêng lẻ mỗi loại thảo dược có vẻ như không liên quan đến sinh lý nam, nhưng khi sử dụng phối hợp các dược liệu với nhau sẽ có tác dụng cộng hưởng, làm tăng tác dụng của các dược liệu.

Trích từ GLTT: Bạch tật lê, Dâm dương hoắc, Đinh lăng, Cát căn - “bộ tứ” cùng quý ông dẻo dai xung trận

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X