Hotline 24/7
08983-08983

Áp lực học tập khiến cháu không tập trung, hay quên, lo âu... BS ơi?

Câu hỏi

Thưa BS, Cháu 18 tuổi, là học sinh của lớp thí điểm ở trường. Khoảng hơn 1 năm trước do áp lực học và 1 số chuyện cá nhân nên cháu rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài, bế tắc, lo âu, tự ti, mặc cảm... Hiện tại, thi cử sắp tới gần nhưng cháu không tập trung vào học được, học hành sa sút, hay quên, không nhớ gì sau khi cô giảng. Gần 1 năm rồi cháu không nói chuyện với bạn bè. Mong BS giúp cháu với ạ.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Áp lực học tập. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Áp lực học tập. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Trong cuộc sống vẫn thường có những giai đoạn chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, và đây là giai đoạn rất khó khăn của em, áp lực học hành trong giai đoạn đại học là một áp lực thật sự rất lớn. Để vượt qua được giai đoạn này cần có rất nhiều nghị lực của bản thân và sự giúp sức của gia đình, người thân, bạn bè.

Những áp lực trong cuộc sống trong thời gian đầu có thể là động cơ thúc đẩy “vượt khó” nhưng ngược lại, chúng cũng có thể gây ra các hệ lụy lên sức khỏe thể chất và ảnh hưởng lên tâm tính, cảm xúc, sức khỏe tinh thần; thời gian đầu thì chưa phải là bệnh tâm thần, tuy nhiên, nếu kéo dài mà dứt ra không được, có thể sẽ thành bệnh tâm thần thật như bệnh trầm cảm hoặc thể chất sẽ suy sụp, sinh ra bệnh, như bệnh đau nửa đầu, mất ngủ, giảm tập trung, giảm trí nhớ...

Sức khỏe của em là quan trọng nhất, cuộc đời em đâu chỉ có học mà còn những điều khác nữa. Em đừng cố quá sẽ gãy gánh giữa đường, nếu em học chậm thì có thể học kéo dài hơn bạn khác (rớt thì thi lại), miễn là em đi đến cuối con đường. Em có thể tìm đến những nguồn chia sẻ như ba mẹ, người thân trong gia đình, bạn bè … mọi người biết vấn đề của em thì sẽ có cách hỗ trợ và giúp đỡ em. Em cũng nên tập thể dục để bình tâm trí, hạn chế thức khuya, ăn uống bổ sung đầy đủ chất. Người cứu em chính là em.

Nếu vẫn không vượt qua được thì cuối cùng em có thể đến khám BS chuyên khoa Tâm thần để BS xem mức độ trầm cảm của em ra sao và kê thuốc điều trị hỗ trợ ngắn hạn và tư vấn tâm lý cho em, sẽ giúp em vượt qua được giai đoạn khó khăn này.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Áp lực học tập, thi cử, làm sao để có giấc ngủ ngon?

>> Làm sao giảm áp lực học tập, quay về cuộc sống bình thường?

Trầm cảm là chứng rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã, thất vọng, tự cô lập bản thân, ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của cá nhân. Tình trạng này gây trở ngại không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta và thậm chí có thể dẫn tới việc tự tử.

Trầm cảm không chỉ là nỗi buồn hay sự cô đơn trong một thời gian ngắn mà nó kéo dài trung bình từ 6-8 tháng.

Chứng trầm cảm tưởng như đơn giản nhưng thật sự rất nguy hiểm và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vào năm 2015, ước tính có 16,1 triệu người trưởng thành ở Mỹ (từ 18 tuổi trở lên) bị mắc chứng trầm cảm. Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (NIMH) đã tuyên bố trầm cảm trở thành chứng bệnh phổ biến nhất về rối loạn tâm lý.

Trầm cảm có thể ảnh hưởng tới bất cứ ai, ở mọi lứa tuổi, giới tính mà chúng ta không thể lường trước được. Theo NIMH thì số phụ nữ mắc trầm cảm nhiều gấp đôi so với nam giới.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X