Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Aicd trichloracetic 80% trị mụn cóc có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Câu hỏi
Em năm nay 35 tuổi, có thai hơn hai tháng mà bị mụn cóc ở bàn tay, em dùng thuốc Aicd trichloracetic 80% để bôi, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ và bé không bác sĩ?
Trả lời
Ảnh minh họa - nguồn Internet
Chào em,
Mụn cóc hay hột cơm là một khối u sần sùi, trắng, nhỏ, thường mọc trên da bàn tay hay bàn chân, trông giống một chùm súp lơ nhỏ. Mụn cóc rất phổ biến, do siêu vi trùng, thông thường nhất là loại virus papilloma ở người (HPV) gây ra, lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, qua quần áo, khăn, giày dép, đi đến hồ bơi, phòng tậm gym,...
Mụn cóc hay hột cơm là một khối u sần sùi, trắng, nhỏ, thường mọc trên da bàn tay hay bàn chân, trông giống một chùm súp lơ nhỏ. Mụn cóc rất phổ biến, do siêu vi trùng, thông thường nhất là loại virus papilloma ở người (HPV) gây ra, lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, qua quần áo, khăn, giày dép, đi đến hồ bơi, phòng tậm gym,...
Gọi là “mụn cóc” vì chúng có thể “nhảy’, tức là dễ lây, có thể tái phát. Mụn cóc ở chân khi mang thai không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai, ngoài tình trạng lây lan và mất thẩm mỹ cho mẹ.
Sự nguy hiểm cho thai khi mụn cóc ở cơ quan sinh dục của mẹ.
Sự nguy hiểm cho thai khi mụn cóc ở cơ quan sinh dục của mẹ.
Việc bôi Aicd trichloracetic 80% được xem là không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai, nhưng nếu có biến chứng viêm nhiễm sau đó thì những thuốc phải dùng tiếp theo như giảm đau, giảm viêm hay kháng sinh nếu có bội nhiễm vi trùng do chăm sóc vết thương không tốt thì có thể ảnh hưởng lên thai, và do đó phải khám bác sĩ sản khoa để được kê thuốc thích hợp.
Do đó, em cần khám thai định kỳ, kết hợp với khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để có liệu trình điều trị an toàn nhất cho mẹ và con, em nhé.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Mụn cóc có rất nhiều loại khác nhau, và được xác định theo các khu vực nổi mụn trên cơ thể và hình dạng của hột mụn. Mụn cóc thông thường - Thường xảy ra ở những nơi da bị xước, chẳng hạn như do cắn móng tay hoặc cắt tỉa móng; - Mụn thường là chấm nhỏ màu đen; - Sờ vào cảm thấy sần sùi. Mụn cóc chân - Phát triển thường xuyên nhất trên lòng bàn chân; - Có thể phát triển thành các cụm dày đặc; - Mụn thường phẳng hoặc mọc ẩn bên trong (khi đi cảm giác đau do cấn phải mụn cóc ẩn); - Có thể gây đau như đạp phải sỏi đá; - Mụn là những chấm màu đen. Mụn cóc phẳng - Mụn có thể mọc ở bất cứ nơi nào. Tuy nhiên, trẻ em thường bị nổi ngay trên mặt. Nam giới thường bị trong khu vực mọc râu và phụ nữ thì trên chân; - Nhỏ hơn và ít sần sùi hơn các mụn cóc khác; - Có khuynh hướng phát triển với số lượng lớn, từ 20–100 hạt. Mụn cóc dạng sợi mảnh - Mụn là những sợi dài hoặc mập như ngón tay mọc trên da; - Thường phát triển trên mặt: xung quanh miệng, mắt và mũi; - Mụn phát triển rất nhanh; - Khi virus HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch, cơ thể thường không thể chống lại virus gây ra mụn cóc. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình