Hotline 24/7
08983-08983

U xơ chai và mụn cóc bàn chân có giống nhau không?

Câu hỏi

Bác sĩ cho cháu hỏi, Bệnh u xơ chai và mụn cóc bàn chân có giống nhau không ạ? Bệnh u xơ chai ngoài biện pháp mổ còn có cách khác để làm tiêu cục chai đang to lên không ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Chai chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chai chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

U xơ chai hay chai chân là hiện tượng một lớp da ở chân bị chai cứng. Nguyên nhân là do sự đè ép mạnh và kéo dài, lặp đi lặp lại do đi giày dép quá chật so với kích cỡ của chân. Chai chân thường có triệu chứng là da dày, màu vàng, sờ cộm, bóp không đau, vị trí thường hay gặp là đầu xương bàn chân.

Bạn có thể phòng ngừa chai chân bằng cách mang các loại giày dép vừa cỡ, chất liệu mềm nhẹ, tránh cọ xát vào các vùng cạnh xương. Để giảm chai, bạn có thể ngâm chân vào nước ấm 15 phút cho da mềm rồi dùng kéo tỉa nhẹ lớp da dày cho mỏng bớt nhưng chú ý không để chảy máu. Nếu nặng hơn, bạn cũng có thể tới bác sĩ để phẫu thuật cắt bỏ.

Trong khi đó, mụn cóc là những sang thương ngoài da do virus HPV (human papillomavirus) gây ra, thường có dạng u nhỏ do tăng sản lành tính của lớp thượng bì, bề mặt thường sần sùi. Việc đi chân không ở những nơi ẩm ướt như ngoài đồng ruộng, ở các phòng tắm công cộng, hồ bơi… sẽ làm tăng nguy cơ mọc mụn cóc ở bàn chân.

Vì đây là bệnh gây ra do virus, trong quá trình bệnh có khi bệnh tự nhiên khỏi không để lại dấu vết gì trong vòng 6 tháng hoặc bạn có thể tới bác sĩ Da liễu để chấm thuốc cho mau lành bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Chai chân thường hay gặp ở gan bàn chân, bàn tay và đặc biệt hay gây ra tình trạng đau nhức khó chịu ở bàn chân mỗi khi phải đi bộ xa hay do đi giầy dép chật.

Bệnh này là do hiện tượng tăng sinh của lớp biểu bì da, đặc biệt là lớp sừng thượng bì, mà nguyên nhân sâu xa có thể do bị chấn thương, tì đè hay cọ xát lâu ngày sinh ra. Bệnh kéo dài có thể phát triển trở thành “mắt cá” chân, có nhân, ấn vào rất đau, ảnh hưởng đến việc đi lại và sinh hoạt của người bệnh.

Nếu chai chân còn nhỏ, có thể xử lý đơn giản bằng cách ngâm chân nước muối nóng làm cho lớp sừng bở ra, rồi tiến hành gọt mỏng bớt lớp sừng, sau đó băng mỡ Salicylic 10%.

Đối với “mắt cá” chân, thì phải phẫu thuật khoét bỏ hoặc đốt điện, đốt laser CO2. Các kỹ thuật này đều phải tiến hành tại các cơ sở y tế có chuyên môn. Tuy nhiên, nếu không lấy được hết tổ chức chai, thì vẫn có nguy cơ bị tái phát.

Y học dân tộc cũng có nhiều bài thuốc hay để chữa chai chân. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên đi đến các cơ sở y tế (cả đông y và tây y) để được khám kiểm tra và chỉ định điều trị một cách đúng nhất. Ngoài ra, không nên đi giầy dép quá chật và nên có thêm một lớp độn giầy mềm lót vào bên trong khi đi lại.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X