Bác sĩ khoa Tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Từ Dũ
Cách điều trị tình trạng dày sừng tại vùng da thường xuyên tì đè
Câu hỏi
Chào BS Khải, Em đang bị tình trạng như trong hình, không cảm giác đau nhức hay mẩn ngứa gì. Không biết đây là bệnh gì và có cách điều trị không ạ? Em hoang mang quá. Khi mới bị thì nó như chân bên phải thế này, và sắp bị cả bên trái. Rất mong nhận được giải đáp của BS. Em xin cám ơn.
Trả lời
Đây là tình trạng dày sừng tại vùng da tì đè do tư thế đi đứng hay do mang giày thường xuyên bị cọ xát. Đây là sang thương lành tính. Vị trí thường xuyên bị cọ xát là khuỷu tay hoặc vùng đầu gối, mắt cá chân.
Bạn có thể sử dụng các thuốc thoa để giảm hiện tượng tăng sừng và chú ý lựa chọn các loại dép rộng, êm để làm giảm hiện tượng trên. Về các thuốc thoa bạn có thể đến tư vấn và điều trị trực tiếp tại các BV có chuyên khoa Da liễu.
Nốt chai chân được tạo thành do một lớp da ở chân bị chai cứng, da dày, màu vàng lợt, sờ cộm, bóp không đau, nhưng bị đau mỗi khi bị tì, đè, hoặc đi giầy dép. Hay gặp ở vị trí đầu xương bàn chân. Khi có vùng da ở chân dày cứng khác thường, có khi biểu bì sưng tấy - là đã bị chai chân. Hoặc do sự đè ép mạnh và kéo dài, lặp đi lặp lại. Hoặc do dị vật chìm trong da thịt gây nên; Phần nhiều nữa là do đi giầy chật, đế giày dép quá cứng đã gây tì đè, ma sát bàn chân. Chỗ chân cọ xát hàng ngày bị cứng lại và dày lên. Bị chai chân không nên: |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình