- BV Tân Bình
33 tuổi vẫn chưa mọc răng vĩnh viễn, tôi phải làm gì?
Câu hỏi
Chào BS, Tôi bị rụng răng từ lúc còn bé, nay tôi đã 33 tuổi nhưng vẫn chưa mọc răng. Thưa BS giờ tôi phải làm gì để răng tôi mọc lại cả hàm trên bên trái. Cảm ơn BS.
Trả lời
Mọc răng vĩnh viễn trễ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,
Hiện tại ở độ tuổi của bạn, quá trình thay - mọc răng đã không còn diễn ra. Răng bạn sau khi rụng không thấy mọc lại có thể do 3 nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do bạn không có mầm răng vĩnh viễn nên khi nhổ bỏ răng sữa thì không có răng mọc thay thế.
Thứ hai, răng hàm vĩnh viễn đầu tiên thường mọc lúc 6 tuổi nên dễ bị nhầm lẫn là răng sữa, vì vậy khi sâu răng dễ bị nhổ bỏ, sau này răng không mọc lại được.
Thứ ba, mầm răng vĩnh viễn của bạn bị mọc kẹt. Đối với trường hợp này thì bạn có thể đến BS và điều trị bằng phương pháp chỉnh nha để răng mọc lên đúng vị trí.
Mời tham khảo thêm:
Quá trình phát triển của bộ răng trải qua 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Mầm răng của trẻ có từ trước khi sinh ra nhưng những chiếc răng đầu tiên của trẻ thường bắt đầu nhú lên khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi. Sau đó những chiếc răng sữa tiếp tục mọc lên cho đến khi trẻ được khoảng 3 tuổi thì sẽ có đủ một bộ răng sữa gồm 20 chiếc. - Giai đoạn 2: Từ sau khi trẻ được 5 – 6 tuổi, những chiếc răng sữa sẽ bắt đầu rụng dần, thay vào đó là các răng trưởng thành (hay còn gọi là răng vĩnh viễn). Khi được khoảng 14 tuổi, hầu hết trẻ sẽ rụng hết răng sữa và có đủ bộ răng vĩnh viễn (28 răng). Vào khoảng độ tuổi 20, sẽ có thêm bốn chiếc răng, thường gọi là răng khôn mọc lên ở tận cùng của mỗi hàm răng để hoàn thành bộ răng người lớn gồm 32 chiếc. Chăm sóc răng như thế nào? - Đánh răng thường xuyên bằng kem đánh răng có chứa fluor là cách tốt nhất để bảo vệ răng. Nên đánh răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất là hai lần mỗi ngày. Đặc biệt, nên đánh răng trước khi đi ngủ; đánh răng theo chiều dọc từ trên xuống và ngược lại hơn là đánh theo chiều ngang. Đánh theo chiều dọc sẽ dễ dàng giúp làm sạch thức ăn và các bợn mắc kẹt giữa các răng. - Cần đi khám nha sĩ định kỳ để kiểm tra và làm vệ sinh răng (lấy cao răng). Để phòng các bệnh về răng thì cần bớt ăn những chất ngọt, đồ uống có nhiều đường. Đường là yếu tố dễ làm xuất hiện sâu răng nhất. Nếu bạn biết cách chăm sóc răng tốt, bộ răng của bạn có thể nhai khoẻ suốt đời. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình