Kẽ chân bị bong da là biểu hiện của bệnh gì?
Có nhiều người kẽ chân bị bong da, ngứa và khó chịu, nhất là khi tình trạng này kéo dài. Liệu đây là triệu chứng của bệnh lý gì? Có cách nào để phòng ngừa chứng bệnh này không.
Việc thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn hay đi giày tất suốt ngày sẽ gây nhiều tai họa cho đôi chân như bong vảy, mẩn ngứa. "Hung thủ" của căn bệnh này là nấm kẽ chân hay còn gọi là nước ăn chân. Bệnh này tuy không nguy hiểm, nhưng nó khiến bệnh nhân rất khó chịu, đồng thời gây ra nhiều phiền toái nếu không biết cách phát hiện và điều trị.
Kẽ chân bị bong da là biểu hiện của bệnh gì?
Triệu chứng bệnh này thường gặp ở những người sống và làm việc trong môi trường nóng ẩm, chân tiết nhiều mồ hôi hoặc hay tiếp xúc nước, nhất là nước bẩn. Bệnh nấm kẽ chân thường bắt đầu từ kẽ ngón chân thứ 3, thứ 4. Mới đầu, người bệnh thấy bong vảy và ngứa ở kẽ ngón chân. Dần dần, da kẽ ngón bị mủn, trắng bợt, hoặc loét, chảy nước, có thể bị nứt kẽ, rất đau. Từ kẽ ngón chân thứ 3, thứ 4, bệnh có thể lan sang các kẽ ngón chân khác, hoặc lan lên mu bàn chân, rìa bàn chân.
Bệnh nấm kẽ chân tiến triển rất dai dẳng và hay tái phát. Nguyên nhân thường do nấm Epidermophyton floccosum gây nên, có thể lây từ người này sang người kia do dùng chung giày, vớ, tắm công cộng... Nếu trị liệu không đúng, nấm ăn sâu và lan rộng ra các vùng da. Một số trường hợp nấm từ kẽ chân ăn vào các móng làm sần sùi, hư móng.
Để phòng ngừa bệnh này, mọi người sau khi tiếp xúc với nước bẩn hoặc bùn, phải tắm rửa sạch sẽ, đặc biệt rửa sạch và kỳ cọ kẽ chân, chú ý các nếp da sau đó phải lau khô bàn chân. Nếu trong gia đình có người bị nước ăn chân thì cần phải cách ly, không để lây nấm sang người khác, không đi tất, giày, dép chung với người bệnh.
Cần giữ bàn chân khô ráo, thay vớ mỗi ngày, vớ phải được giặt, luộc. Không đi chân đất. Giày dép cần làm sạch, thay đổi, phơi nắng. Trường hợp bị nấm kẽ chân kéo dài, nên đi khám chuyên khoa da liễu để bác sỹ giúp bạn điều trị dứt điểm.
Do chàm dạng tổ đỉaXuất hiện ở người có cơ địa dị ứng. Việc tiếp xúc với nước mưa hoặc dầm chân trong nước lâu ngày là điều kiện thuận lợi để phát bệnh. Triệu chứng chính là những mụn nước sâu trong da, kèm ngứa nhiều ở bề mặt bàn chân, đôi khi có hiện tượng bong da tróc vảy.
Nếu bị bội nhiễm, các mụn nước hóa mủ, trở nên đục trắng hoặc vàng, có thể kèm theo sốt hoặc nổi hạch bẹn bên bàn chân bị tổn thương.Nên giữ bàn chân luôn khô ráo và rửa sạch chân ngay sau khi đi mưa. Tránh tiếp xúc với các chất có khả năng gây dị ứng da như xà phòng, dầu nhớt...
Do chứng da tăng sừngChứng ra mồ hôi chân, sử dụng xà phòng, mang giày tất ẩm là những yếu tố thuận lợi để bệnh phát sinh. Biểu hiện chính là lòng bàn chân trở nên thô ráp, kèm đỏ da. Thoạt đầu, da bong vảy dạng nốt, giống như hình ảnh mụn nước bị vỡ ra; sau đó da dày lên và tróc thành mảng. Đôi khi tổn thương xuất hiện cả ở lòng bàn tay. Bệnh dễ bị nhầm với một số bệnh lý ngoài da khác như nấm, chàm tăng sừng nứt nẻ.
Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình