Hotline 24/7
08983-08983

Trẻ bị bạo hành, xâm hại: Báo cơ quan nào, giám định ở đâu?

Câu hỏi

Tôi có một câu hỏi tế nhị mong được giải đáp sớm. Xin hỏi khi trẻ bị bạo hành, xâm hại thì cần đến đâu để giám định, báo cơ quan nào. Tôi rất cần tư vấn. Xin cảm ơn. (Bạn đọc giấu tên)

Trả lời

Trẻ bị bạo hành, xâm hại: Báo cơ quan nào, giám định ở đâu?Các bé vốn ngây thơ và chưa có khả năng tự bảo vệ mình nên chỉ cần một phút lơ là, thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh cũng có thể đẩy trẻ vào tình huống nguy hiểm bị xâm hại. Ảnh: Tạp chí Đẹp

Bạn thân mến,

Đầu tiên AloBacsi xin được chia sẻ cùng gia đình bạn khi trải qua câu chuyện này.

Khi các cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện hoặc có thông tin về trẻ bị bạo lực, xâm hại đều phải thông báo ngay (trực tiếp hoặc qua điện thoại hoặc hình thức khác) cho 4 đầu mối gồm: UBND, công an cấp xã, đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em (111, 113, 1900.54.55.59, 1800.90.69) và cơ quan lao động - thương binh & xã hội các cấp.

Nếu chẳng may xảy ra tình huống nghi ngờ bị xâm hại tình dục, nên đến cơ quan chức năng càng sớm càng tốt để không bị mất đi những dấu chứng trên cơ thể. Người bị hại có thể đến cơ quan chức năng là công an hoặc hội liên hiệp phụ nữ.

Hoặc cũng có thể đến trực tiếp các trung tâm giám định gồm Viện Pháp y Quốc gia, Viện Pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng, Trung tâm Giám định pháp y thuộc Viện Khoa học hình sự của Bộ Công an, trung tâm pháp y các tỉnh, TP trực thuộc trung ương…

Trung tâm Pháp y tại TPHCM: 336 Trần Phú, phường 7, quận 5, TPHCM.

Trung tâm Pháp y tại Hà Nội: 35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Viện Pháp y Quốc gia: 41 Nguyễn Đình Chiểu, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Viện Pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng: 1C Trần Thánh Tông, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội...

Lưu ý là các bệnh viện công lập hay ngoài công lập đều không có chức năng thực hiện giám định pháp y mà chỉ hỗ trợ thu thập mẫu, thu thập chứng cứ nếu có. Luật cũng quy định, bệnh viện không được phép trả lời trực tiếp với gia đình người bị hại về kết quả giám định xác định nạn nhân có bị xâm hại hay không. Kết quả cũng như các mẫu bệnh phẩm sẽ được giữ tại bệnh viện, bảo mật vì liên quan đến bí mật của bệnh nhân.

Khi thu thập mẫu để làm chứng cứ, bác sĩ sẽ lấy 3 ống mẫu gồm ống dịch âm đạo, ống xác định có tinh trùng hay không và ống để kiểm tra ADN. Tại TPHCM, việc lấy mẫu có thể thực hiện tại một số cơ sở y tế công lập như Bệnh viện Từ Dũ, Hùng Vương, Nhân dân Gia Định.

Nếu bị hại được cơ quan chức năng như công an, hội liên hiệp phụ nữ đưa đến viện để kiểm tra thì gia đình không đóng khoản phí nào. Nếu người bị hại tự đến yêu cầu khám, giám định, bệnh viện sẽ tiến hành lấy mẫu sau khi gia đình ký vào giấy yêu cầu, đồng ý không trả kết quả tại chỗ và phải đóng phí, khoảng 665.000 đồng/trường hợp.

Ngoài ra, người yêu cầu giám định là thương binh, thân nhân liệt sĩ, người bị nhiễm chất độc da cam, người nghèo, người già cô đơn, không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, khuyết tật không phải nộp phí giám định tư pháp. Khoản phí này do ngân sách nhà nước chi trả.

Đôi điều chia sẻ cùng bạn.

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X