Hotline 24/7
08983-08983

Hiến nửa cơ thể cho y học được không?

Câu hỏi

Tôi muốn hiến một phần nửa cơ thể cho y học có được không? Tôi từng mổ hạch cổ ở Bệnh viện Ung Bướu. (Nguyen Thi Diem Huong - az090...@gmail.com)

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chị thân mến,

Hiến tạng, hiến xác cho y học là nghĩa cử cao đẹp, món quà vô giá mang lại sự sống cuối cùng cho người đang bị suy tạng giai đoạn cuối cần phải thay thế tạng. Vậy nên mong muốn hiến một phần thân thể của chị là vô cùng đáng quý.

Một người có thể đăng ký hiến mô, tạng và xác cùng một lúc. Một người chết/chết não có thể hiến được các mô, tạng sau: 1 quả tim, 2 lá gan, 2 quả thận, 1 tụy, 2 lá phổi, 2 giác mạc, da, xương, gân, sụn… Và đối với người khi còn sống có thể hiến 1 lá gan hoặc một phần của lá gan; 1 quả thận, da, xương.

Để đăng ký hiến mô, tạng, thi hài trước hết người hiến cần phải có đơn cam kết tình nguyện, sau đó cần phải có ý kiến đồng ý về phía gia đình và xin xác nhận của chính quyền và cơ quan công an nơi thường trú. Sau khi hoàn tất các thủ tục này, bệnh viện tiến hành làm xét nghiệm, chẩn đoán xem bộ phận hiến có hợp với người nhận không.

- Người hiến có thể trực tiếp tới cơ sở y tế có chức năng lấy, ghép mô, tạng để đăng ký hiến (khi còn sống hoặc sau khi chết): Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức; Bệnh viện Quân Y 103; Bệnh viện Nhi TW; Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện 198 - Bộ Công an; Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn; Bệnh viện Phú Thọ; Bệnh viện TW Huế; Bệnh viện Đà Nẵng; Bệnh viện Chợ Rẫy; Bệnh viện Nhi đồng 2; Bệnh viện Nhân dân Gia Định; ĐH Y dược TPHCM; Bệnh viện Nhân dân 115; Bệnh viện đa khoa Kiên Giang.

- Người hiến muốn đăng ký hiến mô, thì có thể liên hệ trực tiếp đến một trong các ngân hàng mô sau: Ngân hàng Giác mạc - Bệnh viện Mắt Trung ương; Trung tâm mô, phôi - ĐH Y Hà Nội; Ngân hàng Mô - Bệnh viện Bỏng Lê Hữu Trác; ĐH Y Phạm Ngọc Thạch; Ngân hàng tế bào gốc: Mekophar.

- Người hiến muốn đăng ký hiến xác thì có thể liên hệ trực tiếp đến một trong các trường ĐH y để đăng ký hiến xác: Đại học Y Hà Nội; Đại học Y Thái Nguyên; Đại học Y Thái Bình; Đại học Y Hải Phòng; Học viện Quân Y (Bộ môn Giải phẫu); Đại học Y Huế (Bộ môn Giải phẫu); Đại học Y Tây Nguyên; Đại học Y Cần Thơ (Bộ môn Giải phẫu); Đại học Y dược TPHCM (Bộ môn Giải phẫu); Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (Bộ môn giải phẫu).

Ngoài ra, chị cũng có thể đến trực tiếp hoặc liên hệ với Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia để bày tỏ ý nguyện, sẽ có nhân viên y tế tư vấn, trợ giúp hoặc hỗ trợ trực tiếp để đăng ký hiến tạng khi còn sống hoặc cấp thẻ ghi nhận đăng ký hiến tặng mô, tạng (sau khi chết/chết não).

Ngoại trừ những trường hợp người hiến tạng mắc các bệnh như HIV, viêm gan, lao… không đủ điều kiện để tham gia hiến tạng (việc hiến mô vẫn có thể được chấp nhận), người bệnh ung thư hay đã từng điều trị bệnh ung thư vẫn có thể đăng ký hiến tạng hoặc mô sau khi chết/ chết não.

Đặc biệt, giác mạc là bộ phận mà người bệnh ung thư có thể hiến tặng sau khi qua đời. Tại Việt Nam, đã có một số người bệnh ung thư hiến tặng giác mạc khi qua đời, các giác mạc của họ để lại đều cho kết quả tốt trên người ghép.

Hy vọng những thông tin AloBacsi cung cấp sẽ hữu ích với chị.

Trân trọng!

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X