Giao lưu: Trà Salacia, giải pháp toàn diện cho người tiểu đường
Nhằm giải tỏa nỗi lo về bệnh tiểu đường và mang đến những giải pháp tối ưu hỗ trợ điều trị bệnh này, ngày 25/11, BS Lương Lễ Hoàng và GS.TS Johji Yamahara trực tiếp giao lưu cùng khán giả.
8g sáng, hội trường Queen Hall của Khách sạn Royal Kim Đô chật cứng người dân quan tâm bệnh lý đái tháo đường, thành viên các câu lạc bộ bệnh nhân tại các BV tại TPHCM như: CLB bệnh tiểu đường, CLB bệnh hô hấp, CLB bệnh cơ xương khớp... đến tham dự để được lắng nghe, gửi thắc mắc cho 2 chuyên gia GS.TS Johji Yamahara - Chủ tịch Hội Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm từ thiên nhiên Nhật Bản và Tiến sĩ y khoa "vui vẻ" Lương Lễ Hoàng.
Đi xe đạp từ quận 10, bà Hồng Đức chia sẻ: "Tôi rất thích những chương trình như thế này. Hầu như buổi nói chuyện nào của BS Lương Lễ Hoàng tôi cũng đều tham dự, vì bác sĩ nói chuyện rất vui, dễ hiểu. Mỗi lần có chương trình, nhóm bạn tôi đều gọi điện rủ nhau cùng đi".
Mỗi ngày Việt Nam có 150 người tử vong vì biến chứng đái tháo đường
Thật
may mắn, trong 3 chuyến công tác tại Nhật Bản, tôi được gặp GS.TS
Johji Yamahara - người có 50 năm nghiên cứu các dược chất sinh học thiên
nhiên để phòng ngừa biến chứng ĐTĐ từ thiên nhiên có nguồn gốc từ cây Salacia. Tôi được đến thăm nhà máy sản xuất bột chiết suất từ rễ cây
salacia và làm việc với Hiệp hội Nhật Bản đái tháo đường - đơn vị phân
phối độc quyền các sản phẩm sinh học từ cây thuốc này.
"Thầy Johji Yamahara là cánh chim đầu đàn trong ngành nghiên cứu dược lý các thảo dược thiên nhiên tại Nhật Bản. Các sản phẩm salacia của thầy tạo ra niềm vui rất lớn cho những người không may mắc ĐTĐ tại Nhật" - bà Tomoko Uno chia sẻ.
Nguyên nhân gây bệnh có thể do ăn uống quá đà, thiếu vận động, tự tạo tập quán sinh hoạt không lành mạnh. Hiện, Việt Nam đang trên đà phát triển kéo theo đời sống kinh tế của mỗi gia đình gia tăng, đây cũng là một yếu tố để ĐTĐ type 2 phát triển.
"Trên thế giới, rất nhiều công ty dược phẩm sản xuất thuốc điều trị ĐTĐ nhưng hiện chưa có công ty nào nghiên cứu ra loại thuốc chữa được bệnh ĐTĐ mà không gây ra tác dụng phụ.
Từ xưa tôi đã nghĩ mẹ thiên nhiên có cho chúng ta loại cây nào đó để chữa được bệnh ĐTĐ hay không? Từ đó tôi bắt đầu nghiên cứu về cây thuốc Salacia này" - vị giáo sư cho biết.
Một nghiên cứu tại Đại học Kyoto Dược, Nhật Bản, điều tra các hiệu ứng antiobesity của Salacia trên động vật thí nghiệm cho thấy chất polyphenol của salacia ức chế chất béo chuyển hóa enzym và tăng cường lipolysis. Ngăn chặn sự hấp thu glucose, các chất ức chế alpha-glucosidase làm giảm sự hấp thu carbohydrate từ ruột, dẫn đến một sự gia tăng chậm và thấp glucose trong máu trong suốt cả ngày, đặc biệt là ngay sau bữa ăn. Nó là thành phần quan trọng của các loại thuốc chống đái tháo đường thường được sử dụng, và cũng là điều trị cho các rối loạn chuyển hóa carbohydrate khác.
Trong thực tế, các nhà khoa học kết luận rằng Salacia là một chất ức chế glucose mạnh hơn acarbose, một chất ức chế alpha-glucosidase thương mại tìm thấy trong thuốc ĐTĐ.
Bên cạnh đó, trong Salacia còn có PPAR α đem đến tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm mỡ trong gan. Ngoài PPAR α còn có PPAR gamma (PPAR-γ) giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, kích hoạt PPAR α, khống chế xơ hóa trong động mạch, cải thiện quá trình trao đổi xương, có tác dụng với người lao phổi, ức chế áp huyết cao…
BS Lương Lễ Hoàng: Đừng thấy đường huyết hạ mà vội mừng!
Vẫn mang phong thái vui vẻ, mỗi câu chuyện mà BS Lương Lễ Hoàng chia sẻ luôn khiến người tham dự hội thảo phải bật cười. Trong phần tham luận về cây Salacia và bệnh ĐTĐ, BS Lương Lễ Hoàng hài hước chia sẻ: "Biến chứng của ĐTĐ hiện nay không chỉ là nghiêm trọng mà chuyển sang… thê thảm từ lâu rồi. Bởi vì rất nhiều người không biết mình bị ĐTĐ, biết mà không chữa, chữa mà không hiệu quả… Điều này khiến cho biến chứng: mù mắt, đoạn chi, suy thận… ở bệnh nhân ĐTĐ vẫn tiếp tục tăng.
Câu hỏi đặt ra là: Vì sao thuốc ĐTĐ ngày càng tốt mà vẫn không ăn thua, biến chứng vẫn nhiều? Theo BS Lương Lễ Hoàng, vấn đề quan trọng không phải là hạ đường huyết mà làm sao để đường huyết ổn định lâu dài. Việc này ở xứ ta hơi khó, bởi cuộc sống quá nhiều stress, mà stress làm cho đường huyết dao động, biến chứng dễ xảy ra.
Thuốc ĐTĐ giúp hạ đường huyết, tuy nhiên, đừng thấy đường huyết hạ mà vội mừng. Cũng như sáng sớm ra đo đường huyết, thấy chỉ số đẹp cũng khoan vui. Điều quan trọng là đường huyết trong ngày có ổn định hay không.
Do đó, khuynh hướng ngày nay, các thầy thuốc khi kê toa thường phối hợp thêm các sinh tố, khoáng tố, chiết xuất thảo dược, trong đó có cây salacia… để giúp đường huyết của bệnh nhân được ổn định".
Một trong những mối đe dọa người bệnh ĐTĐ chính là đột quỵ, vậy đột quỵ liên kết như thế nào với ĐTĐ? BS Lương Lễ Hoàng cho biết, lâu nay, nguyên nhân tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim thường bị “đổ thừa” do cholesterol, xơ vữa thành mạch máu, nhưng thực tế cho thấy, 1/2 số ca đột quỵ không do cholesterol. Mọi người lại nghĩ đột quỵ là do huyết áp cao, nhưng ở Việt Nam, huyết áp thấp còn nguy hiểm hơn.
Theo BS Lương Lễ Hoàng, thật ra, phía sau bệnh tim mạch, phía sau bệnh ung thư là ĐTĐ. Bệnh ĐTĐ khiến cho động mạch có thể bị cứng hoặc bị tắc do mảng bám, làm cho máu khó lưu thông đến não bộ. Ở Việt Nam, một trong những lý do khiến tỷ lệ đột cao vì: tầm soát tiểu đường chưa đầy đủ, lực lượng thầy thuốc chuyên trị tiểu đường còn mỏng và chưa kết hợp hoạt chất sinh học trong điều trị bệnh này.
Thêm nữa, ngủ không ngon cũng là một trong những đòn bẩy làm cho đột quỵ. Người bệnh ĐTĐ cần được hỗ trợ thư giãn thần kinh để có giấc ngủ ngon, tinh thần lạc quan, đường huyết ổn định. Không chỉ riêng cây Salacia mà tất cả những cây thuốc có tác dụng tốt với bệnh ĐTĐ đều giúp bệnh nhân có được tinh thần thoải mái và giấc ngủ yên bình.
Sau phần trình bày của mình, BS Hoàng đặt câu hỏi với GS.TS Yamahara: Tại sao ông chọn cây Salacia? Và sau khi nghiên cứu mấy chục năm, có điều gì tâm đắc để nói với người Việt Nam?
GS.TS Yamahara trả lời: “Đây là một câu chuyện vui,
cách đây mấy chục năm tôi đi đến miền Nam Ấn Độ, thấy người cao tuổi nơi đây khỏe
mạnh, đường huyết tốt.
Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu, tôi thấy đây là một loại rất thích hợp cho việc phòng ngừa bệnh ĐTĐ. Trước khi đi Ấn Độ, tôi có nghiên cứu nền y học Đông Phương, trong đó có nền y học của Trung Quốc, Indonesia... cho thấy rất nhiều nơi đã nghiên cứu về thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Mang suy nghĩ cần làm gì để người bệnh ĐTĐ có thể quay về với cuộc sống bình thường, tôi tập trung nghiên cứu và tìm ra cây thuốc tốt nhất, đó chính là Salacia. Loại thảo dược này hoàn toàn đáp ứng yêu cầu trong việc phòng ngừa và điều trị tiểu đường.
Tôi muốn nói thêm, Salacia cũng như loại cây khác có lá, cành, rễ, thân. Chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ xem bộ phận nào có tác dụng nhất. Và rễ cây Salacia là bộ phận tốt nhất, thích hợp nhất để làm ra sản phẩm cho người tiểu đường. Chính vì vậy, tôi khẳng định, Salacia sử dụng rất an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng".
Để minh chứng cho lời nói, GS Yamahara còn giới thiệu với mọi người chính bản ông mỗi ngày đều uống trà Salacia và ngay cả khi đến hội thảo hôm nay, ông cũng chuẩn bị sẵn bình trà mang theo bên mình và sử dụng như hằng ngày.
Với mỗi câu hỏi, GS.TS Yamahara đều lắng nghe kỹ và đưa ra câu trả tuy ngắn gọn nhưng xúc tích, làm sao khi phiên dịch viên thuật lại khách mời có thể hiểu rõ nhất những điều ông muốn chia sẻ
GS.TS Yamahara cũng nhắn nhủ người Việt: Hãy duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ. Bất cứ ai từ khi sinh ra đều được bố mẹ trao cho những ADN rất khỏe mạnh, chúng ta đừng làm gì để làm nó xấu đi.
Cuộc sống của người Việt Nam ngày nay được nâng cao, nhưng cùng với nó là rất nhiều bánh trái, đồ ngọt được sử dụng nhiều. Tuy nhiên chúng ta chỉ dùng những món ngọt này vừa phải, không nên vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể.
“Đất nước của các bạn có hoa quả nhiều, bờ biển dài, nhiều hải sản, tảo biển… nếu mọi người ăn thêm trái cây, tảo… sẽ rất tốt cho sức khỏe”. Ông nói vui: “Nếu được như thế, có lẽ mọi người sẽ không cần dùng đến sản phẩm salacia của tôi đâu!”.
Trà Salacia: Dùng sao cho đúng?
Chăm chú lắng nghe chưa đủ, nhiều người tham dự sợ bỏ lỡ kiến thức hay của các chuyên gia nên dùng điện thoại quay clip, ghi âm để cùng chia sẻ với bạn bè, người thân.
Ngay sau phần báo cáo, cả hội trường càng tăng "sức nóng" khi rất nhiều thắc mắc được gửi về cho ban tổ chức hoặc đặt câu hỏi trực tiếp với chuyên gia. Dù thời gian hạn hẹp nhưng với câu từ chắt lọc, đánh đúng trọng tâm nên GS.TS Yamahara và TS Lương Lễ Hoàng "giải quyết" được khá nhiều các vấn đề đặt ra.
Bà Lý Thị Hảo, 71 tuổi, ngụ tại Q.5, TPHCM đặt câu hỏi: "Trong phần thuyết trình của GS Johji Yamahara ông có nói salacia giúp giảm đường huyết từ 200 mg/dl xuống 100mg/dl. Xin hỏi GS việc giảm đột ngột như vậy có hại gì cho người bệnh không?"
Đồng tình với ý kiến của vị giáo sư người Nhật, BS Lương Lễ Hoàng tiếp lời, con số đường huyết giảm như trong thí nghiệm mà giáo sư đưa ra là đã uống đủ liệu trình vài tháng chứ không phải vừa "uống ực" Salacia là hạ đường huyết ngay. Người bệnh không nên lo lắng thái quá vì đây là một trong những nguyên nhân làm bệnh tiểu đường khó lành. Chúng ta nên sống thư thái hơn" - BS Hoàng khuyến cáo.
Một buổi sáng cuối tuần đầy ý nghĩa với niềm vui, tiếng cười...
Trong câu hỏi nhận được sự nhiều chú ý nhất "Khi đang điều trị đái tháo đường, nếu dùng chung thuốc và trà Salacia thì có gây tương tác không?, BS Lương Lễ Hoàng khẳng định: "Cho đến nay qua các nghiên cứu thì chưa thấy có tương tác bất lợi nào mà ngược lại nó còn có tác dụng cộng hưởng. Chẳng hạn, có người điều trị nhưng HbA1c không ổn định, sau đó chuyển sang vừa dùng thuốc Tấy vừa uống salacia từ 10-15 ngày thì HbA1c cải thiện rõ rệt, dùng 1 tháng thì HbA1c trở về bình thường. Có nhiều trường hợp uống salacia còn giúp giảm được thuốc tây mà không cần tăng phải liều Salacia".
Một câu hỏi thú vị khác "Cây thìa canh ở Việt Nam có giống Salacia không, vì cả 2 đều có tác dụng trong bệnh ĐTĐ mà giá thành chắc rẻ hơn Salacia tại Ấn Độ?" được BS Hoàng giải đáp. Ông cho rằng, cây thìa canh cũng đã có nghiên cứu làm ổn định đường huyết. Thế nhưng còn tùy thuộc vào việc người bệnh muốn điều trị bằng loại nào, chứ đừng để tình trạng "chưa đúng thầy mà còn trật thuốc". Chất quan trọng nhất để điều trị bệnh ĐTĐ là sự lạc quan của bệnh nhân, nhưng làm sao lạc quan được khi thầy thuốc bi quan? Đó chính là điều còn thiếu ở bệnh nhân ĐTĐ nước ta. Vì vậy, nếu sử dụng hiệu quả với loại nào thì nên kiên trì với loại đó vì đã "đúng thầy đúng thuốc".
... và tiếng vỗ tay không ngớt vang lên trong hội trường
Còn với thắc mắc "Gạo nếp than chứa nhiều chất oxy hóa, có nên thay thế gạo trắng bằng gạo nếp than?", BS Hoàng vội đính chính: "Gạo nếp than chứa nhiều chất kháng oxy hóa, chứ chất
oxy hóa là có hại rồi. Chất màu bọc ngoài hạt gạo như ở nếp than gay gạo lức chứa
nhiều anthocyanin giúp chống ung thư, ổn định hoạt tính insulin
theo kết quả nghiên cứu ở Đức. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ăn gạo này từ sáng đến chiều mới có công dụng phòng ngừa ĐTĐ. Nếu vậy cả gia đình đều "than" vì ngán mất.
Quan trọng là làm sao ăn cho đa dạng, nay có thể ăn nếp than, mai có thể
ăn nếp khác, luân phiên thay đổi với nhau".
... và thành viên công ty TOCONTAP.
Chương trình y học "Salacia - giải pháp toàn diện trong bệnh tiểu đường" diễn ra gồm các nội dung được nhiều người quan tâm như: cây thuốc Salacia có gì hay và những vấn đề người bệnh tiểu đường phải đối mặt như: nguy cơ đột quỵ, tai biến mù mắt, vì sao người bệnh tiểu đường cần ngủ ngon, tại sao bệnh tiểu đường “đánh lén” tuổi trung niên… |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình