Giao lưu: “HLP Solvent - Kinh nghiệm phòng ngừa đột quỵ từ Nhật Bản”
Đúng hẹn với khán giả, TS.BS Trần Chí Cường - Chủ tịch Hội can thiệp thần kinh và mạch máu não TPHCM và ông Shuji Yoshihara đã có mặt tại hội trường để giải đáp các thắc mắc xung quanh vấn đề đột quỵ qua chủ đề “HLP Solvent - Kinh nghiệm phòng ngừa đột quỵ từ Nhật Bản”.
Trong lời mở đầu buổi hội thảo, bà Lê Thị Thanh Hương - Tổng giám đốc công ty TOCONTAP phát biểu: “Cuộc sống hiện đại với bao áp lực công việc, biến đổi khí hậu, môi trường ô nhiễm, nguồn thực phẩm không còn xanh sạch làm suy giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe. Trong đó, tỷ lệ người mắc căn bệnh tim mạch không chỉ tăng về số lượng mà đáng lo ngại hơn cả là ngày càng trẻ hóa. Nhất là thông tin về người đột quỵ ở độ tuổi 30-40 ngày càng nhiều, thậm chí là cả ở độ tuổi 20.
Vì thế, hôm nay công ty chúng tôi mời TS.BS Trần Chí Cường và ông Shuji Yoshihara để chia sẻ những thông tin hữu ích về căn bệnh đột quỵ.
Chúng ta không nên đợi bệnh mới uống thuốc trị bệnh mà có thể sử dụng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe để phòng bệnh từ sớm. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là một loại thực phẩm nhưng đặc biệt ở chỗ được bào chế từ nguồn nguyên liệu chọn lọc và có tác dụng bồi bổ cho những khiếm khuyết của cơ thể theo từng chức năng của nó.
Với tiêu chuẩn chọn lọc nguyên liệu khắt khe, quy trình sản xuất áp dụng các thành tựu tiên tiến của y học hiện đại cùng với nguyên lý quản lý chất lượng nghiêm khắc - đồng nhất, các sản phẩm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của Nhật Bản đã vượt lên tạo dựng được uy tín với người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Tại Nhật Bản, các sản phẩm sức khỏe, thực phẩm chức năng được bày bán trong hệ thống các nhà thuốc. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy kết quả rõ rệt sau thời gian dùng liên tục từ một tuần đến một tháng”.
Đột quỵ không chừa một ai
Mở đầu phần chia sẻ của mình, BS Cường mong muốn trong buổi sáng hôm nay nhiều người sẽ thu thập được nhiều “tài sản” quý giá. Đừng xem diễn giả là bác sĩ mà hãy xem như những người bạn trao đổi với nhau để buổi trò chuyện được thoải mái, kiến thức sẽ nhớ lâu hơn. Hội trường sôi nổi, “nóng” hơn hẳn khi MC trao mic cho BS Cường. Ông đặt câu hỏi cho cả hội trường, bệnh gì làm cho các cô bác sợ nhất? Ung thư, tim mạch, não…
BS Cường cho biết đột quỵ, tim mạch và ung thư là 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Trong đó, đột quỵ là bệnh xảy ra đột ngột, thời gian tính bằng giây. Nếu ung thư có thể đi Mỹ, Singapore để chữa trị nhưng với đột quỵ thì không.
Những con số về đột quỵ mà BS Cường đưa ra như: 1 năm trên thế giới mất đi “một TPHCM” do đột quỵ, tương đương với 15 triệu người, 45 giây có 1 trường hợp đột quỵ mới xảy ra và trong 3 phút có 1 ca tử vong vì căn bệnh này khiến mọi người phải giật mình.
BS Cường nhấn mạnh: “Đột quỵ không chừa một ai, không loại trừ về giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp”. Ông đưa ra rất nhiều trường hợp điển hình, trong đó có thể là chính trị gia, người nổi tiếng, thậm chí là cả bác sĩ… và trường hợp nhỏ nhất trên thế giới bị đột quỵ chưa đến 1 tuổi.
1. Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi: Bao gồm tuổi tác, tuổi càng cao thì nguy cơ đột quỵ càng cao, giới tính (nam gặp nhiều hơn nữ), chủng tộc, di truyền...
2. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi:
- Tăng huyết áp: Nếu huyết áp tối đa (tâm thu)>=140 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu >=90 mmHg. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ đột quỵ não hàng đầu, chiếm hơn 70% tổng số trường hợp đột quỵ. Huyết áp tăng cao gây tổn thương thành mạch máu, tạo các điểm yếu ở thành mạch. Các điểm yếu bị tổn thương tiến triển nặng dần theo thời gian và đến một lúc nào đó vỡ ra gây đột quỵ xuất huyết não.
- Đái tháo đường (ĐTĐ): Đây là nguyên nhân gián tiếp. ĐTĐ gây tổn thương toàn bộ hệ thống động mạch (kể cả động mạch não).
- Rối loạn lipid máu (RLLM): Khi hàm lượng lipid trong máu quá cao là điều kiện thuận lợi để lipid ngấm vào và lắng đọng ở thành mạch máu. Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành mảng vữa xơ động mạch.
- Xơ vữa động mạch: Mảng vữa xơ trong lòng động mạch sẽ làm chít hẹp dần lòng mạch, có thể gây tắc mạch. Nhiều trường hợp mảng vữa xơ bong ra, trôi theo dòng máu đến gây tắc ở vị trí mạch máu khác. Vì vậy cần điều trị ổn định mảng vữa.
- Béo phì: Béo phì là yếu tố thuận lợi gây tăng huyết áp, rối loạn lipid và tăng glucose máu. Tất cả yếu tố này kết hợp lại sẽ làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch.
- Hút thuốc lá: Gây tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim, đột quỵ.
- Uống rượu nhiều: Gây tăng huyết áp, xơ vữa động mạch. Ngoài ra, uống rượu nhiều trong một thời gian dài có thể gây tổn thương gan, suy gan gây rối loạn đông máu.
Bà Lê Thị Thanh Hương - Tổng giám đốc TOCONTAP và ông Shuji Yoshihara - giám đốc điều hành công ty Nikko Yakuhin lắng nghe phần chia sẻ của BS Cường
Đột quỵ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như: tàn phế, hôn mê sâu, sống thực vật, thậm chí là tử vong.
“30% người bị đột quỵ sống thực vật, có nhiều trường hợp đột quỵ nhưng mấy chục năm mới ra đi, là gánh nặng của gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng quá bi quan vì có nhiều trường hợp bị đột quỵ nhưng vẫn được cứu sống, nếu được cấp cứu kịp thời và đúng cách”.
BS Cường nhấn mạnh, với bệnh lý đột quỵ mỗi phút trôi qua là gần 2 triệu tế bào não sẽ mất đi, do đó, người bệnh phải được cấp cứu, xử trí đúng cách. Đặc biệt, khi có người bị đột quỵ tuyệt đối không nên: nặn chanh vào miệng của bệnh nhân có thể gây tắc nghẽn đường thở; cho uống thuốc dân gian cũng là nguyên nhân gây ra chứng tắc nghẽn; cho bệnh nhân ngửi một số loại hương liệu để giúp bệnh nhân tỉnh lại nhưng vô tình gây ra chứng viêm phổi hít…
BS Cường rất vui và bất ngờ vì nhiều người đến tham dự hiểu biết khá nhiều về bệnh đột quỵ, trả lời "trúng phóc" những câu hỏi BS đưa ra.
Để nhận biết một bệnh nhân đột quỵ ta dùng các dấu hiệu khá đơn giản như sau: dùng khẩu hiệu: FAST: |
Trường hợp xuất huyết não có thể can thiệp nội mạch cầm máu, loại bỏ dị dạng mạch máu. Trường hợp nhồi máu não, khi được đưa đến bệnh viện thời gian trước 4 giờ 30 phút, nếu bệnh nhân bị tắc động mạch nhỏ sẽ được bác sĩ bơm thuốc tan máu đông để tái thông lại mạch máu bị tắc, nếu đến sau thời gian trên đến 6 giờ hoặc tắc động mạch lớn sẽ được can thiệp nội mạch để lấy cục máu đông.
Đột quỵ 1 lần thì có đến hơn 50% sẽ tái phát lần tiếp theo, vì vậy, TS.BS Cường cho rằng, việc điều trị hiệu quả cho bệnh nhân đột quỵ rất cần một chiến lược và có sự phối hợp của các bác sĩ chuyên khoa, đưa ra những can thiệp sống còn cho bệnh nhân.
Đặc biệt, ông khuyến cáo mọi người không nên tự ý dùng thuốc đặc trị làm tan cục máu đông (Actilyse - PV) khi chưa có chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ vì bệnh nhân sẽ bị tăng nguy cơ xuất huyết hoặc tử vong do biến chứng xuất huyết. Kể cả trong trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ tắc mạch máu não, việc quyết định điều trị cũng tùy từng ca.
“Ví dụ: Không thể điều trị thuốc này khi bệnh nhân đang có dấu hiệu xuất huyết hoặc mới phẫu thuật… Hơn nữa, thuốc này chỉ sử dụng cho trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ tắc mạch máu não đã được chứng minh và loại trừ đột quỵ xuất huyết não (sau chụp CT). Việc điều trị tại nhà sẽ không an toàn, thậm chí có thể gây nguy hại cho bệnh nhân” - BS Cường cho biết.
“Quý vị nghe từ đầu đến cuối mà không ai ngủ gục, đó là niềm vinh dự cho tôi và ban tổ chức” – BS Cường hóm hỉnh kết thúc phần chia sẻ của mình.
Đột quỵ có thể phòng ngừa được!
Hiện nay tại nước ta chưa có chiến lược tầm soát đột quỵ trong cộng đồng, vì việc tầm soát đòi hỏi tốn nhiều chi phí. Việc tầm soát chỉ được thực hiện khi bệnh nhân có những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ hoặc cho bệnh nhân đã từng bị đột quỵ, hoặc có triệu chứng thiếu máu não thoáng qua để điều trị phòng ngừa, tránh tái phát.
Về mặt sức khỏe cộng đồng, việc tầm soát kém hiệu quả hơn việc giữ gìn sức khỏe hàng ngày để giảm nguy cơ đột quỵ. Ví dụ: bỏ thuốc lá, giảm rượu bia, chống béo phì, chế độ ăn uống lành mạnh, điều trị tốt các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường có ý nghĩa thực tế hơn… Các yếu tố nguy cơ trên đã được chứng minh là liên hệ trực tiếp/ gián tiếp, hoặc làm đột quỵ nặng hơn. Việc phòng tránh phải mang tính chất lâu dài, hơn là việc tầm soát tại một thời điểm rồi không quan tâm đến các yếu tố nguy cơ.
Mặc dù diễn tiến đột ngột, nhưng kì thực đột quỵ là kết quả của quá trình không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ và dự phòng sớm. Điều đó có nghĩa, đột quỵ là căn bệnh có thể phòng ngừa được.
Điển hình như người Nhật nổi tiếng về văn hóa làm việc nhiều giờ liên tục trong ngày. Điều này khiến người dân “đất nước mặt trời mọc” phải đối diện với nhiều nguy cơ bệnh tật như huyết áp, tiểu đường, tim mạch,... đặc biệt là đột quỵ.
Nhưng điều ngạc nhiên là tỷ lệ người bị đột quỵ ở Nhật Bản lại thấp hơn các nước ở Châu Á khác.
Vào thế kỷ 20, đột quỵ được mệnh danh là kẻ giết người số một ở Nhật Bản. Song kể từ năm 1960, số cơn đột quỵ đã giảm hơn 85%. Vậy người Nhật Bản đã làm gì để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ? Tầm soát đột quỵ bằng cách nào? Khi bị đột quỵ cần xử trí ra sao? Enzyme có trong địa long (trùn đất) có gì hay mà giúp tiêu huyết khối, tránh xa đột quỵ?
Trả lời cho câu hỏi này, ông Shuji Yoshihara - giám đốc điều hành công ty Nikko Yakuhin đến từ Nhật Bản chia sẻ về kinh nghiệm phòng ngừa đột quỵ của người Nhật Bản, trong đó có việc sử dụng viên uống HLP Solvent.
HLP Solvent có thành phần chính là Enzym được chiết xuất từ địa long được nghiên cứu và phát triển tại công ty Waki Pharmaceutical - Nhật Bản (một công ty có lịch sử hoạt động trên 130 năm tại Nhật - PV). Đây là một sản phẩm sạch và an toàn.
“Vì sao tôi lại nói nó sạch và an toàn?” - Ông đặt ra câu hỏi và nhanh chóng giải thích: “Thứ nhất là vì tất cả mọi công đoạn, từ khâu nuôi địa long đến sản xuất đều được đồng bộ về chất lượng, kiểm soát rất chặt chẽ. Địa long không phải được nuôi đơn thuần trong đất mà được nuôi trong môi trường xơ dừa. Chúng tôi đã nghiên cứu rất nhiều phương pháp nuôi nhưng đây là môi trường tốt nhất để địa long đạt chất lượng cao. Lý do thứ 2 là phương pháp khử trùng không phải dùng nhiệt mà dùng áp suất cao bởi khi dùng nhiệt enzym sẽ bị suy yếu và tổn thương. Đây là 2 phương pháp đã được cấp bằng sáng chế trên thế giới”.
Nói có sách mách có chứng, ông dẫn chứng sản phẩm này đã được nghiên cứu tại 2 đại học hàng đầu tại Nhật Bản là là đại học Kyoto và đại học Osakas. Ông nhấn mạnh, với kinh nghiệm 20 năm đưa sản phẩm ra thị trường và được dùng tại 400 cơ sở điều trị tại Nhật thì đây là những công nghệ, phương pháp mà không công ty nào có thể sao chép được. Hiện, trên thị trường có nhiều sản phẩm sản xuất từ địa long nhưng chỉ có HLP Slovent là có cơ sở dữ liệu nghiên cứu cơ bản cho thấy hiệu quả sử dụng và tính an toàn của sản phẩm.
Ông cũng đưa ra nhiều trường hợp điển hình từ Nhật Bản sau khi uống HLP đã đạt hiệu quả tốt và đưa ra lời khuyên với những ai muốn phòng ngừa cao huyết áp, người đau thắt ngực, hội chứng mạch vành, có nguy cơ nhồi máu cơ tim… thì nên sử dụng HPL Slovent.
Cô Tào ngọc Hạnh, 59 tuổi, phó chủ tịch Hội Người cao tuổi Q.1: - Thưa BS, huyết áp thấp có nguy cơ đột quỵ không? Dùng Aspirin phòng ngừa máu đông và đột quỵ là đúng hay sai? Chào cô, Huyết áp thấp có gây đột quỵ nhưng xác suất rất thấp, <5%. Đa phần là đột quỵ do cao huyết áp. - Cô Trần Thị Cúc, 61 tuổi, Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường 13, Q.4 Phụ nữ từ 60 trở lên thì hầu như triệu chứng về đột quỵ chúng tôi đều có. Phòng khám đột quỵ, chi phí tầm soát đột quỵ là bao nhiêu? TS.BS Trần Chí Cường: Hiện nay tại nước ta chưa có chiến lược tầm soát đột quỵ trong cộng đồng, vì việc tầm soát đòi hỏi tốn nhiều chi phí. Việc tầm soát chỉ được thực hiện khi bệnh nhân có những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ hoặc cho bệnh nhân đã từng bị đột quỵ, hoặc có triệu chứng thiếu máu não thoáng qua để điều trị phòng ngừa, tránh tái phát. Trong tương lai, tôi cũng hy vọng sẽ có các cơ y tế, bệnh viện chuyên sâu để tầm soát đột quỵ. Thực sự mà nói, trong khả năng hạn hẹp của mình, tôi cũng đang lên kế hoạch để xây dựng hồ sơ bệnh án điện tử mà ở bất cứ chỗ nào bệnh nhân cũng có thể tra cứu được lịch sử khám, chữa bệnh của mình. Từ đó, sẽ giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn. Bác Phạm Ngọc Tuấn, 88 tuổi: - Tôi bị phù chân lâu rồi, BS có cách nào chữa khỏi phù chân không? Chào bác, Phù chân đôi khi không phải là bệnh, đó là khi chúng ta ít vận động (ngồi lâu, đi tàu xe, máy bay…) rồi cảm thấy nặng chân, nhưng sau khi vận động, thể dục… sẽ hết tình trạng này thì đây chưa phải là bệnh. Trường hợp phù chân thường xuyên và kéo dài, cô bác thử ấn ngón tay vào chân bao nhiêu để lại dấu bấy nhiêu thì là có bệnh lí. Nguyên nhân của phù chân: suy tĩnh mạch, suy thận, ăn quá nhiều món mặn, suy tim… Phù chân là triệu chứng của nhiều nguyên nhân, do đó tùy theo nguyên nhân mà điều trị. |
Những câu hỏi được nhiều người quan tâm: Sơ cứu bệnh nhân đột quỵ như thế nào cho đúng cách? BS Cường: Khi có người đột quỵ, chúng ta nên đưa người bệnh đến nơi thông thoáng, kiểm tra đường thở và sơ cứu theo nguyên tắc A-B-C. Cụ thể: - A (đường thở): kiểm tra đường thở bệnh nhân có thông thoáng không. Nếu bị tắc nghẽn do thức ăn hoặc dị vật nào đấy cần được khai thông đường thở ngay lập tức. Nới lỏng quần áo bệnh nhân. - B (Máu): xem bệnh nhân có bị chảy máu ở đâu không. Nếu có, cần băng ép vết thương để cầm máu. Tránh tình trạng mất máu quá nhiều gây tử vong trước khi xe cứu thương đến. - C (Tuần hoàn máu): rờ các mạch máu lớn của bệnh nhân ở các vị trí như cổ, đùi… xem còn đập hay không. Nếu còn, di chuyển bệnh nhân đến nơi bằng phẳng nghỉ ngơi, chờ cấp cứu đến. Nếu ngưng thở, cần làm hồi sức tim phổi”. Bị đột quỵ nên đến đâu? Đến cơ sở y tế gần nhất hay phải đến đúng bệnh viện có cấp cứu và điều trị đột quỵ? BS Cường: Trong
“thời gian chờ” mạng lưới cấp cứu đột quỵ trong cả nước hình thành và
hoạt động thì trước mắt khi bị đột quỵ chúng ta cần đến cơ sở y tế gần
nhất, điều kiện đầu tiên là nơi đó phải có máy CT, vì nếu không có máy
CT thì không thể chẩn đoán đột quỵ một cách chính xác. Tôi cũng hy vọng trong tương lai sẽ nhân rộng được hệ thống cấp cứu đột quỵ. Tôi xin thông tin thêm với quý khách tham dự là tại miền Bắc - Hà Nội đã có nhiều bệnh viện cấp cứu và điều trị đột quỵ rất tốt như: BV 108, BV Bạch Mai, BV 103, BV Đại học Y Hà Nội. Miền Trung có: BV Trung ương Huế, BVĐK Bình Định TPHCM
có: BV Nhân dân 115, BV Chợ Rẫy, BV Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện
175, BV Nhân dân Gia định, BV Thống Nhất, BV Trưng Vương. Tiền đình có phải do thiếu máu não? Rối loạn tiền đình có dẫn đến đột quỵ không thưa BS? BS Cường: Tiền đình là cơ quan giữ thăng bằng cho chúng ta. Chẳng hạn, hiện tại chúng ta không bị nghiêng ngửa, chóng mặt, ói là do tiền đình hoạt động tốt. Khi đi tàu xe lắc lư, đi biển có cảm giác chông chênh là do tiền đình không giữ thăng bằng, làm cơ thể đảo lộn, chóng mặt, ói mửa, bắt buộc chúng ta phải nằm nằm yên, không thể mở mắt. Đó là những triệu chứng điển hình của rối loạn tiền đình, nhất là chóng mặt và nôn ói. Nếu như những triệu đó có kèm theo tê yếu tay chân, nói khó hoặc dấu hiệu của cơn thiếu máu thoáng qua thì đó không phải là rối loạn tiền đình mà có thể là biểu hiện của 1 cơn thiếu máu não. 2 bệnh này khi chẩn đoán không liên quan gì đến nhau. Đột quỵ là đột quỵ, rối loạn tiền đình là rối loạn về chức năng, thăng bằng chứ không phải rối loạn tiền đình rồi dẫn đến đột quỵ. Đau đầu do thiếu máu não thoáng qua khác với đau đầu thông thường như thế nào? Vậy đau đầu khi nào là bệnh? Khi diễn tiến đột ngột, đau dữ dội hoặc kéo dài, uống thuốc giảm đau thấy đỡ nhưng sau đó lại tiếp diễn thì chúng ta cần nghĩ triệu chứng đau đầu này cảnh báo một căn bệnh nào đó. Trong đó, đau đầu do đột quỵ thường đau đến mức mất kiểm soát, khó tiết chế. Một số người đã mô tả rằng cơn đau từ một cơn đột quỵ chính là loại đau đầu kinh khủng nhất, đau đột ngột, dữ dội. Khi đau đầu kèm theo một số triệu chứng như: mờ mắt, mất mùi, nói khó, tê yếu tay chân, đau nửa bên, sụp mi mắt… thì đó chính là biểu hiện cảnh báo đột quỵ. Trường hợp đau đầu kèm theo sốt thì có thể báo hiệu một bệnh lý nhiễm trùng, ví dụ như nhiễm siêu vi, sốt xuất huyết… Còn đau đầu thông thường sẽ liên quan đến yếu tố tác động bên ngoài. Chẳng hạn như tháng này bị nợ lương, con sắp phải đóng tiền học, vợ chồng bất hòa nên đau đầu... thì chúng ta chưa vội quy kết là đau đầu do bệnh. Trong tương lai đã có định hướng nghiên cứu HLP Solvent để được công nhận là thuốc hay không? Ông Shuji Yoshihara: HLP Solvent vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và phát triển để được công nhận là thuốc. Hiện nay, tại Nhật Bản thì HLP Solvent đã được đưa vào 400 cơ sở điều trị.
Người bị tai biến rồi có uống được viên HLP Solvent không? Ngoài công dụng ngăn ngừa đột quỵ, HLP Solvent có giúp người đã bị tai biến phục hồi được không? Nếu được thì sử dụng như thế nào? Ông Shuji Yoshihara: Người đã bị tai biến mạch máu não nên sử dụng HLP Solvent. Ngoài công dụng ngăn ngừa đột quỵ HLP Solvent còn giúp người bị tai biến hồi phục và cải thiện tai biến rất hiệu quả. Liều dùng 6 viên/ngày. Nhưng điều quan trọng phải uống đều đặn hàng ngày. HLP có tác dụng chính là tiêu huyết khối. Thực tế có khoảng 80% bệnh nhân bị bệnh liên quan huyết khối như vậy việc dùng HLP là rất tốt. Nhưng 20% còn lại là những bệnh nhân bị vỡ mạch hoặc bị dị dạng mạch máu bẩm sinh thì có dùng được HLP hay không? Ông Shuji Yoshihara: HLP vì không làm cho máu khó đông nên những bệnh nhân bị vỡ mạch vẫn có thể dùng HLP mà không vấn đề gì. Để tăng cường độ đàn hồi của huyết quản điều quan trọng là phải
dự phòng oxi hóa, vận động hợp lý, và bổ sung Protein. Địa long là một loại
protein chất lượng từ động vật. Ngoài ra, HLP-Solvent ngoài địa long còn bổ
sung thêm một số thành phần rất tốt cho huyết quản. |
Buổi hội thảo kết thúc với nhiều lời khen ngợi của cô bác dành cho chương trình và mong muốn tiếp tục tham dự những chương trình tiếp theo do AloBacsi và công ty TOCONTAP tổ chức.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình