Dùng thuốc chống viêm không steroid: Coi chừng biến chứng nặng nề
Trong cuộc sống, rất nhiều người phải dùng đến thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Tuy nhiên, NSAID lại có tác dụng phụ là ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và đường tiêu hóa trên của người bệnh...
Chính vì thế, khi kê đơn cho bệnh nhân phải dùng NSAID lâu dài, trong đơn thuốc, các bác sĩ thường kê thêm thuốc bảo vệ đường tiêu hóa.
Các nguy cơ biến chứng tiêu hóa khi dùng NSAIDCó đến 25% người dùng NSAID lâu dài sẽ phát triển thành bệnh loét đường tiêu hóa và có khoảng 2 - 4% bệnh nhân sẽ bị biến chứng chảy máu hoặc thủng đường tiêu hóa. Hằng năm, chỉ tính riêng tại các bệnh viện ở Hoa Kỳ - một quốc gia có nền y tế phát triển và có sự kiểm soát tốt trong việc sử dụng thuốc, đã có từ 7.000 - 10.000 bệnh nhân tử vong do các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, đặc biệt những người dùng NSAID có nguy cơ cao hơn. Chính vì thế, vấn đề tìm ra biện pháp để dự phòng loét dạ dày - tá tràng khi bệnh nhân buộc phải sử dụng NSAID là vấn đề cấp thiết.
Các thuốc chống viêm không steroid dễ gây hại cơ quan tiêu hóa
Biện pháp phòng ngừaCác chuyên gia y tế khuyến cáo khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc NSAID nên chú ý đến 2 vấn đề sau: Phát hiện bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao và lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp để ngăn ngừa loét dạ dày - tá tràng và các biến chứng của nó. Việc lựa chọn thuốc NSAID nào để dùng cho bệnh nhân cần cân nhắc khả năng giảm đau, chống viêm của thuốc, độc tính trên tiêu hóa và đánh giá nguy cơ tim mạch trên từng cá nhân.
Các yếu tố nguy cơ gây các biến chứng đường tiêu hóa của bệnh nhân bao gồm: Có tiền sử gặp biến cố trên đường tiêu hóa, đặc biệt biến cố có biến chứng như đã từng xuất huyết tiêu hóa; tuổi trên 65; bệnh nhân có sử dụng thuốc chống đông máu; có sử dụng các NSAID khác bao gồm sử dụng aspirin liều thấp, hoặc NSAID liều cao; bệnh nhân có các rối loạn khiến cơ thể suy nhược mạn tính, đặc biệt các bệnh về tim mạch; sử dụng đồng thời NSAID cùng với corticoid; nhiễm H. pylori làm tăng nguy cơ gặp biến chứng đường tiêu hóa khi sử dụng NSAID. Do đó, tất cả các bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày - tá tràng mà buộc phải dùng NSAID thì nên được ưu tiên xét nghiệm H. pylori và nếu dương tính với H. Pylori thì cần liệu pháp kháng sinh nên được dùng để diệt H. pylori.
Các thuốc bảo vệ đường tiêu hóa khi dùng NSAIDThuốc ức chế bơm proton (PPI) là thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. Thuốc cũng có tác dụng làm giảm đáng kể loét dạ dày - tá tràng và các biến chứng của nó ở những bệnh nhân dùng NSAID. Do đó, khi bệnh nhân sử dụng NSAID có nguy cơ cao bị biến chứng ở đường tiêu hóa, bác sĩ sẽ cân nhắc tùy từng bệnh nhân cụ thể để kê thêm thuốc PPI.
Misoprostol là thuốc rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa chứng viêm loét dạ dày và các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa khi sử dụng thuốc NSAID (như aspirin, ibuprofen, naproxen), đặc biệt là đối với bệnh nhân có nguy cơ mắc các chứng viêm loét hoặc tiền sử bị viêm loét. Tuy nhiên, thuốc có một hạn chế là cũng gây ra tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như gây tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn hoặc đầy hơi, khó tiêu... Khi dùng misoprostol với liều thấp hơn, các tác dụng phụ của nó tương tự như các thuốc PPI và cũng tương tự về hiệu quả.
Ngoài ra, có thể lựa chọn các NSAID ít tác dụng phụ trên đường tiêu hóa hơn. Chẳng hạn như sử dụng các thuốc ức chế COX-2 có tỷ lệ thấp hơn đáng kể loét dạ dày - tá tràng so với sử dụng các NSAID truyền thống. Tuy nhiên cần đề phòng các biến cố về tim mạch khi dùng các thuốc ức chế COX-2 (ví dụ như khi kê đơn cần bắt đầu bằng liều thấp nhất, có hiệu quả).
Theo DS Võ Thị Hà - Sức khỏe và Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình