Hotline 24/7
08983-08983

Đột quỵ và trầm cảm: Những điều bạn nên biết

Người sau đột quỵ phải đối mặt với việc cuộc sống cùa mình phụ thuộc một phần hoặc hoàn toàn vào người khác, kết hợp với những hạn chế về tinh thần và thể chất do đột quỵ gây ra, có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.

I. Mối liên quan giữa trầm cảm và đột quỵ

Đột quỵ xảy ra thường do cục máu đông chặn dòng máu qua động mạch, làm mất nguồn cung cấp máu lên não của bạn, hoặc do mạch máu não bị vỡ gây ra xuất huyết não.

Theo một số nghiên cứu, những người bị đột quỵ cho biết, họ cảm thấy có các triệu chứng của trầm cảm. Và trầm cảm sau đột quỵ là thường xuyên nhất, đây chính là biến chứng tâm thần của đột quỵ.

Gần 1/3 những người bị đột quỵ đều phát triển trầm cảm, tuy nhiên, hầu hết các trường hợp trầm cảm sau đột quỵ không được chẩn đoán. Nguyên nhân có thể do các bác sĩ bỏ qua việc kiểm tra các dấu hiệu trầm cảm của bệnh nhân. Hoặc những người đã bị đột quỵ che giấu các triệu chứng hay không biết gì về chúng.

Trầm cảm gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và làm cho việc phục hồi sau đột quỵ trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, nó cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ. Đặc biệt, ở những người bị trầm cảm sau đột quỵ, tỷ lệ tử vong sẽ cao lên gấp 10 lần.

Trầm cảm sau đột quỵ có thể được kiểm soát bằng cách điều trị, từ đó giúp chức năng tâm thần được cải thiện.

trầm cảm sau đột quỵBệnh nhân sau đột quỵ rất dễ bị trầm cảm, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sẽ gây hậu quả nghiêm trọng

II. Các yếu tố nguy cơ gây trầm cảm sau đột quỵ

Bạn có nhiều khả năng bị trầm cảm sau đột quỵ nếu:

- Từng mắc bệnh tâm thần

- Sống một mình

- Trước đó bạn bị chấn thương sọ não.

- Hoặc khó khăn về chức năng, có thể do bệnh Parkinson hoặc các rối loạn thần kinh khác gây ra.

Ngoài ra, nếu bạn bị mất ngôn ngữ sau một cơn đột quỵ, bạn sẽ có thể bị trầm cảm. Vì chứng mất ngôn ngữ làm giảm khả năng nói và hiểu từ ngữ của bạn.

III. Các triệu chứng của trầm cảm sau đột quỵ

Mỗi trường hợp trầm cảm sau đột quỵ có thể có các triệu chứng và thời gian kéo dài khác nhau. Hầu hết các triệu chứng xuất hiện từ 3 - 6 tháng sau khi bị đột quỵ. Tuy nhiên, sự khởi phát có thể sớm nhất là 1 tháng và muộn nhất là vài năm sau khi đột quỵ.

Sự khác biệt về thời gian khởi phát này có thể do hai yếu tố là những thay đổi sinh hóa xảy ra trong não sau một cơn đột quỵ và những thay đổi về tâm trạng, tính cách diễn ra theo thời gian. Sau này có thể do:

- Hoàn cảnh sống, chẳng hạn như cô đơn, thiếu tương tác xã hội

- Di truyền học

- Bị hạn chế về thể chất và tinh thần sau đột quỵ

dấu hiệu trầm cảm sau đột quỵNgười bị trầm cảm sau đột quỵ thường muốn ở 1 mình và không thích tiếp xúc với ai

1. Triệu chứng trầm cảm của 1 người bị đột quỵ

- Mệt mỏi

- Khó tập trung và cáu kỉnh

- Liên tục cảm thấy buồn và lo lắng

- Mất hứng thú với các hoạt động bình thường, với bạn bè và gia đình

- Cảm giác vô dụng và tuyệt vọng

- Rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như ngủ quá nhiều hoặc quá ít

- Chán ăn hoặc ăn quá nhiều

- Có ý nghĩ tự tử

2. Triệu chứng trầm cảm của 1 người đã bị đột quỵ

- Mệt mỏi, lo sợ

- Cáu gắt

- Kích động

- Rối loạn giấc ngủ

- Thay đổi hành vi, thờ ơ

- Ảo giác

IV. Chẩn đoán trầm cảm sau đột quỵ

Từ những thay đổi trên của bệnh nhân, điều quan trọng là những người chăm sóc phải nhận biết được trạng thái cảm xúc của bệnh nhân đột quỵ để có thể giúp họ cải thiện tình trạng, bằng cách quay trở lại bệnh viện hoặc báo với bác sĩ điều trị.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán trầm cảm dựa trên các tiêu chí đánh giá.

thuốc điều trị trầm cảm sau đột quỵBệnh nhân đột quỵ có thể được chỉ định sử dụng thuốc để điều trị trầm cảm

V. Cách điều trị trầm cảm sau đột quỵ

Việc điều trị trầm cảm thường được bác sĩ cho kết hợp sử dụng liệu pháp và thuốc.

Liệu pháp nhận thức hành vi là một liệu pháp phổ biến được dùng để điều trị trầm cảm. Và các loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị trầm cảm bao gồm:

- Chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs), chẳng hạn như fluoxetine (Prozac) và paroxetine (Paxil).

- Chất ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI), chẳng hạn như duloxetine (Cymbalta) và venlafaxine (Effexor XR).

- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, chẳng hạn như imipramine (Tofranil-PM) và nortriptyline (Pamelor).

- Chất ức chế monoamine oxidase (MAOI), chẳng hạn như tranylcypromine (Parnate) và phenelzine (Nardil).

Điều quan trọng là hãy nói cho bác sĩ của bạn biết về những loại thuốc bạn đã và đang sử dụng để bác sĩ có thể loại trừ được những tương tác thuốc không may xảy ra.

VI. Thay đổi lối sống có thể điều trị trầm cảm

Nếu bị trầm cảm sau đột quỵ, việc thay đổi lối sống sẽ rất có ích cho việc điều trị bệnh, cụ thể:

1. Tham dự nhóm/câu lạc bộ hỗ trợ

Thông qua các hội nhóm/câu lạc bộ hỗ trợ, bạn sẽ được gặp gỡ những người cũng đang phải trải qua các tình huống tương tự như bạn. Điều này có thể giúp bạn bớt cảm thấy cô đơn hơn.

người đột quỵ nên giao tiếp nhiềuGiao tiếp nhiều với mọi người xung quanh sẽ giúp bản thân người bệnh thoải mái, dễ chịu hơn

2. Chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn bao gồm trái cây, rau và thịt nạc sẽ giúp bạn khỏe mạnh và phục hồi sớm. Bên cạnh đó, cũng nên bổ sung đầy đủ nước (1,5 - 2 lít/ngày) hoặc nước ép trái cây, hoa quả,…

3. Cố gắng hòa đồng

Việc hòa nhập với xã hội, vui vẻ với tất cả mọi người xung quanh mình sẽ giúp bạn không bị cô lập và bớt cảm thấy chán nản.

4. Tự làm việc của mình

Nếu bạn đang hồi phục sau đột quỵ, bạn có thể cần sự giúp đỡ của người thân hoặc người chăm sóc (y tá, điều dưỡng). Do đó sẽ làm mất đi khả năng tự chủ của bạn thân, vì vậy hãy tìm ra những công việc bạn có thể tự làm mà không cần nhờ vả người khác, để cảm thấy bản thân không vô dụng.

5. Tập thể dục hàng ngày

Hoạt động thể chất hàng ngày mang lại nhiều lợi ích cho việc phục hồi đột quỵ và điều trị trầm cảm nhanh chóng. Bạn có thể lựa chọn các phương pháp như đi bộ, yoga hay các bài tập có động tác đơn giản khác,...

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X