Hotline 24/7
08983-08983

Đón xem livestream: Chóng mặt, chớ xem thường - Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị

Chóng mặt là triệu chứng mà hầu như ai cũng gặp và thường bị bỏ qua. Một cuộc trò chuyện với rất nhiều thông tin hữu ích cùng TS.BS Nguyễn Hồng Quân - BV Trung ương Quân đội 108 sẽ giải đáp đầy đủ những thắc mắc liên quan đến chứng chóng mặt, rối loạn tiền đình, cách dùng thuốc khi bị chóng mặt… vào 19 giờ ngày 14/11/2020. Mời bạn đón xem.

I. Chóng mặt là bệnh gì? Những ai dễ bị chóng mặt?

Chóng mặt là cảm giác lâng lâng hoặc mất thăng bằng, khiến bạn thấy như chính mình đang xoay vòng hoặc thế giới xung quanh quay cuồng, mặc dù bạn đang đứng yên. Đây không phải là một bệnh, mà là một triệu chứng của nhiều rối loạn khác nhau.

Những cảm giác này có thể xuất hiện hoặc trở nên tồi tệ hơn khi bạn đi bộ, đứng lên hoặc cử động đầu. Ngoài ra, đôi khi chóng mặt kèm theo cả buồn nôn, nôn ói hoặc ngất xỉu.

Chóng mặt là một triệu chứng rất thường gặp. Theo thống kê, có trên 90% mọi người đều từng trải qua cảm giác chóng mặt. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân chỉ cần nằm nghỉ, sau đó các triệu chứng sẽ giảm dần và khỏi hẳn.

Đối với phụ nữ, đặc biệt là ở độ tuổi từ 35 trở lên là đối tượng dễ bị chóng mặt nhất. Bởi lúc này họ có quá nhiều nỗi lo về gia đình, con cái, công việc nên phản ứng của não bộ cảm xúc sẽ lâu dài hơn, vì vậy họ dễ bị stress, trầm cảm, rối loạn lo âu, gây ra chóng mặt hơn nam giới.

II. Nguyên nhân gây chóng mặt?

Chóng mặt có rất nhiều nguyên nhân, có thể từ hệ thần kinh trung ương, ngoại biên hoặc do các bệnh lý về tâm thần, hay chính các vấn đề ở tai trong, vì đây là bộ phận có nhiệm vụ gửi tín hiệu đến não về chuyển động của đầu và cơ thể.

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác, bao gồm: Chóng mặt lành tính do tư thế, bệnh Meniere (rối loạn thính lực), giảm huyết áp đột ngột, hạ đường huyết, bệnh cơ tim, thiếu máu, nhiễm trùng tai, say nắng, bệnh đa xơ cứng, đột quỵ, khối u ác tính…

Tuy nhiên, phổ biến nhất của tình trạng chóng mặt hiện nay mà mọi người thường gặp đó là do rối loạn tiền đình. Vì hệ thống tiền đình đảm trách công việc thăng bằng của cơ thể. Do đó, khi có sự rối loạn về hệ thống tiền đình ngoại biên hoặc hệ thống tiền đình trung ương thì triệu chứng chóng mặt sẽ xảy ra.

III. Làm sao cải thiện tình trạng chóng mặt do rối loạn tiền đình?

Chóng mặt, đau đầu khiến mọi người luôn cảm thấy mệt mỏi, thường xuyên cáu gắt. Nhưng thay vì ngồi chấp nhận đợi chờ cơn chóng mặt qua đi, chúng ta có thể tìm những giải pháp để vượt qua cơn chóng mặt một cách nhẹ nhàng, giúp trở lại cuộc sống bình thường bằng cách:

- Hạn chế xoay đầu và nằm nghỉ ngơi để giảm triệu chứng
- Nếu buồn nôn thì kìm nén bằng cách hít thở sâu
- Không đi lại, lái xe hay leo cầu thang

Mọi người cũng có thể trữ sẵn thuốc cắt cơn chóng mặt trong nhà phòng khi cơn chóng mặt đột ngột ập đến. Lưu ý cần dùng thuốc đúng theo hướng dẫn sử dụng hoặc toa bác sĩ. Riêng những trường hợp bị chóng mặt kèm theo các triệu chứng nguy hiểm khác như mất thị lực, giảm thính giác, nhìn đôi, nói lắp... hoặc có sẵn các bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường... thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị thích hợp.

Hỏi đáp cùng chuyên gia về chóng mặt, rối loạn tiền đình

Hàng ngày, hệ thống tiếp nhận các câu hỏi của bạn đọc - người bệnh gửi đến AloBacsi có một tỷ lệ khá lớn các triệu chứng “chóng mặt quay cuồng”, “chóng mặt kèm nôn ói”, “đang đứng/ngồi bỗng thấy trời đất xoay vòng”, “nằm trên giường mà như say xe”, “trần nhà chao đảo”… được liệt kê, “kể tội”.

Điều đáng nói là đa phần các bệnh nhân đều tự chịu đựng vì nghĩ một chút rồi sẽ qua. Cho đến khi bệnh cứ lặp đi lặp lại mới đi tìm giải pháp.

Rất nhiều người tự kết luận, “tôi bị rối loạn tiền đình”, “bị thiểu năng tuần hoàn não”… mỗi khi xuất hiện các triệu chứng trên.

Nhưng liệu chóng mặt có phải do rối loạn tiền đình gây ra?
Hay đây là triệu chứng cảnh báo bệnh nguy hiểm khác?
Chóng mặt, đau đầu làm sao cải thiện?
Cần chuẩn bị những gì khi cơn chóng mặt đột ngột ập đến?

Những thắc mắc như trên sẽ được giải đáp trong chương trình tư vấn trực tuyến với chủ đề: “Chóng mặt chớ xem thường - Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị”, với sự tham gia của TS.BS Nguyễn Hồng Quân - Phó chủ nhiệm Khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, mọi thắc mắc của các bạn sẽ được giải đáp.

Chương trình được phát sóng lúc 19 giờ ngày thứ 7, 14/11/2020 trên fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời, kênh Youtube của AloBacsi và website AloBacsi.vn.

Bạn đọc có thắc mắc nào xin gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua website AloBacsi.vn, email kbol@alobacsi.vn, inbox câu hỏi trực tiếp qua Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời để TS.BS Nguyễn Hồng Quân trả lời trực tiếp.

Trân trọng cảm ơn Tanganil - Pierre Fabre đã đồng hành cùng chương trình.

Đôi nét về TS.BS Nguyễn Hồng Quân

TS.BS Nguyễn Hồng Quân hiện đang giữ chức vụ Phó chủ nhiệm Khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Bên cạnh đó, còn là Giáo vụ bộ môn Thần kinh - Viện NCKHYD lâm sàng 108. Phó tổng thư ký, ủy viên ban chấp hành hội Đột quỵ Việt Nam.

Bác sĩ từng học bác sĩ đa khoa tại Học viện Quân Y (từ năm 1991-1997), hoàn thành chuyên ngành Nội thần kinh 12 tại Học viện Quân Y (từ năm 2003-2005). Sau đó, từ năm 2007-2011 nghiên cứu sinh bộ môn Thần kinh, Viện Viện nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng 108.

Từng tham gia viết trên 20 bài báo khoa học.

Trước đó, từ năm 2011-2013, TS.BS Nguyễn Hồng Quân làm việc tại Trung tâm Đột quỵ tại Bệnh viện TWQĐ 108. Năm 2013, chuyển sang khoa Nội thần kinh của bệnh viện.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X