Điều trị ung thư bằng xạ trị
Xạ trị là một trong các phương pháp điều trị bệnh ung thư. Vậy xạ trị là gì, sử dụng và chuẩn bị như thế nào khi dùng phương pháp này.
1. Xạ trị là gì?
Xạ trị cũng được gọi là liệu pháp phóng xạ hay tia X. Sử dụng tia ion hóa năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.
Tế bào ung thư nhạy cảm với tia phóng xạ hơn tế bào bình thường, nên dễ bị tiêu diệt hơn. Tế bào bình thường cũng bị ảnh hưởng nhưng sẽ tự phục hồi. Xạ trị được thực hiện nhiều liều, gọi là phân liều.
2. Xạ trị sử dụng như thế nào?
Việc điều trị tiến hành trong phòng được che chắn có máy tạo ra tia ion hay tia X năng lượng cao. Những tia này giống như tia chụp X-quang phổi, nhưng xuyên thấu và tập trung nhiều hơn. Thỉnh thoảng electron cũng được sử dụng khi trị. Bệnh nhân không thể nhìn hay cảm nhận được nó, nên không thấy đau.
3. Chuẩn bị cho việc điều trị
Bệnh nhân sẽ mất 2 đến 3 giờ trong lần đầu tiên.
Bệnh nhân mặc áo choàng do bệnh viện cung cấp mà không cần cởi bỏ trang sức hay đồng hồ (trừ khi nằm trong khu vực được điều trị). Mạng che cố định được đặt cho bệnh nhân nếu như bệnh nhân bị ung thư ở khu vực đầu và cổ.
Bệnh nhân sẽ được định vị khu vực cần được xạ trị. Hình ảnh mô phỏng bằng CT được sử dụng cho chương trình điều trị và định hình tia xạ trị trên Multi-Leaf Collimator, chỉ tác dụng lên khu vực cần được điều trị.
4. Điều trị
Máy điều trị to lớn và gây tiếng ồn khi vận hành, nhưng không gây đau cho bệnh nhân. Bệnh nhân phải nằm yên trong suốt thời gian trị liệu ngắn.
Suốt thời gian đó, bác sĩ điều trị theo dõi bệnh nhân qua hệ thống truyền hình cáp. Bệnh nhân và bác sĩ nói chuyện với nhau thông qua hệ thống liên lạc 2 chiều. Nếu như bệnh nhân có vấn đề gì, hãy thông báo cho bác sĩ biết, bác sĩ sẽ tắt máy điều trị ngay lập tức và giúp bệnh nhân.
Thỉnh thoảng, cũng cần điều trị từ những góc độ khác nhau. Sau lần điều trị đầu, bệnh nhân sẽ được tái định vị hay dời máy điều trị đến một góc mới và lập lại tiến trình.
5. Xạ trị ở đầu và cổ
Nếu phải xạ trị ở đầu hay cổ, bệnh nhân được mạng che bằng nhựa để mặc trong suốt quá trình điều trị. Dụng cụ này giữ đầu bệnh nhân ở vị trí chính xác trong suốt lúc điều trị. Điều này rất quan trọng vì việc điều trị phải chính xác đến đúng khu vực.
6. Bệnh nhân cần được điều trị bao nhiêu lần?
Hầu hết bệnh nhân cần điều trị mỗi ngày. Thời gian điều trị thì ngắn, thường chỉ 1 đến 2 phút, nhưng thường mất thêm thời gian cho các khâu chuẩn bị.
Mỗi đợt điều trị kéo dài vài tuần hoặc có thể ngắn hơn nhiều, tùy theo tình trạng của bệnh nhân. Thường bệnh nhân xạ trị không cần nằm viện. Những lần đầu tiên đến trung tâm ung thư, bệnh nhân nên có người thân đi cùng.
Thỉnh thoảng, bệnh nhân cũng cần được nhập viện cho việc xạ trị để tránh bị lỡ hẹn. Bác sĩ xạ trị sẽ gặp bệnh nhân ít nhất 1 lần/ tuần trong suốt quá trình điều trị.
7. Tác dụng phụ
Xạ trị hoàn toàn không đau, nhưng nó cũng có một vài tác dụng phụ vì gây ảnh hường đến những mô bình thường quanh khu vực điều trị. Nhưng hầu hết là tạm thời. Điều trị những phần khác nhau trong cơ thể có phản ứng phụ khác nhau.
Các phản ứng phụ như:
- Phản ứng của da: da bị bạc màu giống như bị cháy nắng nhẹ.
- Buồn nôn, nôn và chán ăn: sẽ hết sau khi điều trị.
- Tiêu chảy nếu như xạ trị ở phần bụng. Tránh ăn rau xanh, trái cây, thức uống có cồn và uống nhiều nước.
- Đau cổ, khô miệng hay thay đổi vị giác nếu xạ trị ở phần cổ và họng.
- Mệt mỏi sau 2, 3 tuần xạ trị. Chỉ cần nghỉ ngơi thêm vài giờ mỗi ngày.
Xạ trị cũng được gọi là liệu pháp phóng xạ hay tia X. Sử dụng tia ion hóa năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.
Tế bào ung thư nhạy cảm với tia phóng xạ hơn tế bào bình thường, nên dễ bị tiêu diệt hơn. Tế bào bình thường cũng bị ảnh hưởng nhưng sẽ tự phục hồi. Xạ trị được thực hiện nhiều liều, gọi là phân liều.
2. Xạ trị sử dụng như thế nào?
Việc điều trị tiến hành trong phòng được che chắn có máy tạo ra tia ion hay tia X năng lượng cao. Những tia này giống như tia chụp X-quang phổi, nhưng xuyên thấu và tập trung nhiều hơn. Thỉnh thoảng electron cũng được sử dụng khi trị. Bệnh nhân không thể nhìn hay cảm nhận được nó, nên không thấy đau.
3. Chuẩn bị cho việc điều trị
Bệnh nhân sẽ mất 2 đến 3 giờ trong lần đầu tiên.
Bệnh nhân mặc áo choàng do bệnh viện cung cấp mà không cần cởi bỏ trang sức hay đồng hồ (trừ khi nằm trong khu vực được điều trị). Mạng che cố định được đặt cho bệnh nhân nếu như bệnh nhân bị ung thư ở khu vực đầu và cổ.
Bệnh nhân sẽ được định vị khu vực cần được xạ trị. Hình ảnh mô phỏng bằng CT được sử dụng cho chương trình điều trị và định hình tia xạ trị trên Multi-Leaf Collimator, chỉ tác dụng lên khu vực cần được điều trị.
4. Điều trị
Máy điều trị to lớn và gây tiếng ồn khi vận hành, nhưng không gây đau cho bệnh nhân. Bệnh nhân phải nằm yên trong suốt thời gian trị liệu ngắn.
Suốt thời gian đó, bác sĩ điều trị theo dõi bệnh nhân qua hệ thống truyền hình cáp. Bệnh nhân và bác sĩ nói chuyện với nhau thông qua hệ thống liên lạc 2 chiều. Nếu như bệnh nhân có vấn đề gì, hãy thông báo cho bác sĩ biết, bác sĩ sẽ tắt máy điều trị ngay lập tức và giúp bệnh nhân.
Thỉnh thoảng, cũng cần điều trị từ những góc độ khác nhau. Sau lần điều trị đầu, bệnh nhân sẽ được tái định vị hay dời máy điều trị đến một góc mới và lập lại tiến trình.
5. Xạ trị ở đầu và cổ
Nếu phải xạ trị ở đầu hay cổ, bệnh nhân được mạng che bằng nhựa để mặc trong suốt quá trình điều trị. Dụng cụ này giữ đầu bệnh nhân ở vị trí chính xác trong suốt lúc điều trị. Điều này rất quan trọng vì việc điều trị phải chính xác đến đúng khu vực.
6. Bệnh nhân cần được điều trị bao nhiêu lần?
Hầu hết bệnh nhân cần điều trị mỗi ngày. Thời gian điều trị thì ngắn, thường chỉ 1 đến 2 phút, nhưng thường mất thêm thời gian cho các khâu chuẩn bị.
Mỗi đợt điều trị kéo dài vài tuần hoặc có thể ngắn hơn nhiều, tùy theo tình trạng của bệnh nhân. Thường bệnh nhân xạ trị không cần nằm viện. Những lần đầu tiên đến trung tâm ung thư, bệnh nhân nên có người thân đi cùng.
Thỉnh thoảng, bệnh nhân cũng cần được nhập viện cho việc xạ trị để tránh bị lỡ hẹn. Bác sĩ xạ trị sẽ gặp bệnh nhân ít nhất 1 lần/ tuần trong suốt quá trình điều trị.
7. Tác dụng phụ
Xạ trị hoàn toàn không đau, nhưng nó cũng có một vài tác dụng phụ vì gây ảnh hường đến những mô bình thường quanh khu vực điều trị. Nhưng hầu hết là tạm thời. Điều trị những phần khác nhau trong cơ thể có phản ứng phụ khác nhau.
Các phản ứng phụ như:
- Phản ứng của da: da bị bạc màu giống như bị cháy nắng nhẹ.
- Buồn nôn, nôn và chán ăn: sẽ hết sau khi điều trị.
- Tiêu chảy nếu như xạ trị ở phần bụng. Tránh ăn rau xanh, trái cây, thức uống có cồn và uống nhiều nước.
- Đau cổ, khô miệng hay thay đổi vị giác nếu xạ trị ở phần cổ và họng.
- Mệt mỏi sau 2, 3 tuần xạ trị. Chỉ cần nghỉ ngơi thêm vài giờ mỗi ngày.
AloBacsi.vn
Theo Thanh Niên
Theo Thanh Niên
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình