Điều trị hội chứng đường hầm cổ tay
Dấu hiệu tê hay gặp khi đi xe đạp, đan len, băm thịt hay đánh máy tính... Tê tay tăng dần vào nửa đêm, gần sáng, đánh thức bệnh nhân tỉnh dậy.
Nhiều người bị chứng đường hầm cổ tay mà không biết. Khi được xác định mắc bệnh, cần thay đổi thói quen sinh hoạt kết hợp với tập luyện để trị bệnh.
Khi các thành phần trong đường hầm bị viêm hay sưng nề sẽ đè ép và kích thích vào dây thần kinh giữa gây tê bì như kiến bò, kim châm hoặc cảm giác đau, rát bỏng... Dấu hiệu này tăng lên về nửa đêm, gần sáng làm bệnh nhân tỉnh dậy. Để làm giảm bớt tê, người bệnh thường vẩy tay, bóp và vuốt tay nhưng dấu hiệu nhanh chóng quay trở lại.
Để phòng ngừa và giảm triệu chứng của hội chứng đường hầm cổ tay, khi ngủ kê cao tay lên trên gối, tránh để tay (hay làm việc) quá lâu ở một tư thế và cần có bài tập cho bàn tay xen kẽ với công việc. Khi đánh máy vi tính, cần chú ý độ cao vừa hợp lý của ghế, bàn phím và chuột để tránh bị gập cổ tay hay duỗi quá mức; Tránh cầm giữ đồ vật theo kiểu kẹp giữa ngón trỏ và ngón cái, nên sử dụng nhiều ngón để cầm đồ vật. Ngoài ra, cần đi khám sớm khi mới bắt đầu xuất hiện triệu chứng.
Khi mới mắc bệnh, bác sĩ thường cho điều trị bảo tồn với các thuốc giảm đau chống viêm nonsteroiid, thuốc giảm đau thần kinh, tiêm tại chỗ corticoiide. Các phương pháp điều trị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng phối hợp đem lại kết quả tốt như: chiếu đèn hồng ngoại, xoa bóp, dùng kỹ thuật trượt gân và cử động dây thần kinh, mang nẹp giữ cổ tay ở vị trí trung tính.
AloBacsi.vn
Theo BS Ngân Hồng Anh - Báo Khoa học & Đời sống Online
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình