Hotline 24/7
08983-08983

Điều trị dự phòng HIV cần lưu ý gì?

Hiện nay việc sử dụng thuốc kháng virus để dự phòng lây nhiễm HIV được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Theo nghiên cứu PrEP có hiệu quả lên đến hơn 90%.

1. Hiện nay có những loại thuốc dự phòng lây nhiễm HIV nào?

Xin hỏi BS, hiện nay có những loại thuốc kháng virus dự phòng lây nhiễm HIV nào?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Hiện nay, có khá nhiều các loại thuốc phòng ngừa HIV. Nhìn chung cũng là thuốc kháng ARV, thông thường dùng để chữa HIV thì nay sử dụng để ngừa khi có khả năng nhiễm HIV hoặc bắt đầu bị phơi nhiễm. Đa số các thuốc hiện nay đã phối hợp thành 1 viên, nên mỗi lần chỉ cần uống 1 viên hay vì 2, 3 viên.

2. Thuốc PrEP là gì, công dụng ra sao?

Thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) là gì, công dụng ra sao? PrEP được chỉ định trong những tình huống nào, thưa BS?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: PrEP được viết tắt của cụm từ tiếng Anh - Pre-Exposure Prophylaxis. Từ “Expo” nghĩa là đã có nguy cơ, đã tiếp xúc; “Pre” nghĩa là trước khi tiếp xúc phải uống thường xuyên vì rất có nguy cơ.

Ví dụ, một người có quá nhiều nguy cơ, không thể chờ đến khi nguy cơ xảy ra mới uống nên sẽ uống tiền tiếp xúc, tiền phơi nhiễm. Nếu không có nguy cơ phơi nhiễm thường xuyên thì khi nào phơi nhiễm mới uống.

3. PrEP tình huống là gì, chỉ định với những nhóm người nào và liệu trình sử dụng ra sao?

Vậy còn PrEP tình huống (ED-PrEP) là gì? Chỉ định với những nhóm người nào và liệu trình sử dụng ra sao, thưa BS?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Thông thường, thuốc PrEP tình huống dành cho những người quan hệ tình dục thường xuyên với người có khả năng bị nhiễm hoặc đã bị nhiễm nên phải uống liên tục mỗi ngày. Nếu không có nguy cơ thì không cần uống mà uống sau khi phơi nhiễm.

4. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm - PEP là gì, công dụng ra sao, chỉ định trong tình huống nào?

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm - PEP là gì, công dụng ra sao? PEP được chỉ định trong những tình huống nào, thưa BS?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Trước đây, nhiễm HIV là do nguy cơ từ virus đi qua đường tình dục hoặc máu nhưng không biết. Hiện nay, khi thấy có nguy cơ, trong vòng 72 tiếng (càng sớm càng tốt) con virus còn nằm ở chỗ mới tấn công sẽ uống thuốc để vây virus lại, tiêu diệt để virus không nhân thêm và từ từ đào thải ra, lúc này sẽ không bị nhiễm.

Thuốc này khác hiệu quả, trong nghiên cứu lên đến hơn 90%. Quan trọng là phải uống đúng liều, đúng ngày vì thời gian điều trị của PEP là 1 tháng. Cần đánh giá nguy cơ để xác định nên uống hay không, nếu uống phải uống đủ liều.

5. Mốc thời gian nào cần chú ý khi điều trị dự phòng sau phơi nhiễm?

Thời điểm điều trị dự phòng sau phơi nhiễm - PEP có những mốc thời gian nào cần chú ý, thưa BS?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Khi có hành vi nguy cơ (quan hệ tình dục, giẫm đinh, bị tấn công bởi người nhiễm và bị chảy máu) phải nghĩ ngay đến điều trị phòng ngừa. Lưu ý, phòng ngừa càng sớm càng tốt và trong vòng 72 giờ. Nếu vượt quá thời gian này, giá trị uống không còn nữa.

Có thể trước khi uống thuốc phải xét nghiệm máu, để xác định không nhiễm bệnh. Nếu đã nhiễm thì thuốc uống vào không có tác dụng. Sau khi uống thuốc một thời gian nhất định phải xét nghiệm máu lại để chắc chắn đã an toàn.

6. Phương pháp điều trị để dự phòng HIV - TasP là gì, công dụng ra sao, chỉ định trong tình huống nào?

Nhờ BS giải thích thêm về phương pháp điều trị để dự phòng HIV - TasP là gì, công dụng ra sao, chỉ định trong tình huống nào? Điều kiện để sử dụng TasP gồm những gì ạ?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: PrEP, PEP sử dụng khi có nguy cơ. PrEP nghĩa là uống mối ngày, vì người đó ngày nào cũng có thể có nguy cơ. Thứ hai là không có nguy cơ nhưng bắt đầu có hành vi nguy cơ sẽ uống ngừa sau khi phơi nhiễm.

Thuốc này thường có 3 loại, chỉ cần uống đủ (trong 1 viên hoặc 2 hay 3 viên rời) 28 ngày nếu là người sau phơi nhiễm. Đối với PrEP phải uống liên tục, không được ngưng. Khi uống phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và xét nghiệm máu.

7. Khi có nhu cầu sử dụng PrEP, PEP và TasP có thể liên hệ đến đâu?

Tính an toàn và hiệu quả của PrEP, PEP và TasP ra sao, thưa BS? Khi có nhu cầu sử dụng có thể liên hệ đến đâu để được chỉ định các giải pháp điều trị và dự phòng này ạ?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Trước đây phòng khám HIV được tách riêng nhưng hiện nay đã thuộc CDC (Trung tâm Y tế dự phòng của các tỉnh, huyện). Khi có nhu cầu sử dụng có thể liên hệ đến những nơi như Bệnh viện Nhiệt Đới, CDC ở địa phương sẽ có các chương trình này và phòng khám để tư vấn có nên uống thuốc hay không và uống như thế nào.

Phải nhận thấy rằng việc uống thuốc rất quan trọng, đừng sợ lộ thông tin,… hoặc một lý do nào đó mà từ chối đến điều trị hoặc đến quá trễ. Cần ý thức uống thuốc là an toàn cho bản thân.

Ngoài ra, người bị nhiễm phải biết những người mình có khả năng lây và đề nghị họ cũng uống PrEP. Nếu mình quan hệ thường xuyên với người đó mà không công khai về tình trạng nhiễm là đang hại người đó.

8. Trước khi sử dụng có cần xét nghiệm không và chi phí ra sao?

Trước khi sử dụng có cần làm xét nghiệm gì không, thưa BS? Các giải pháp này có phí hay miễn phí ạ?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Đa số cơ sở tư vấn sẽ đánh giá lại người uống thuốc. Thông thường, không cần xét nghiệm gì đặc biệt và hiện nay chương trình PrEP hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, một số người không thích tham gia chương trình này mà có ý thức về tình trạng thì vẫn có thể mua ở bên ngoài.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X