Diễn biến tâm lý của người nhiễm HIV
Phản ứng đầu tiên của một người khi nhận kết quả nhiễm HIV là bàng hoàng, phủ nhận, sau đó chuyển sang trạng thái tức giận, tuyệt vọng.
Theo chuyên gia Nguyễn Hương Lan, tư vấn tâm lý gia đình tổng đài 19006670, một người khi nhận được tin bị nhiễm HIV sẽ có những thay đổi cảm xúc khác nhau. Phản ứng đầu là trạng thái bàng hoàng và phủ nhận, không tin đó là sự thật. Một số khác sững sờ lặng đi, không nói thành lời.
Khi kết quả được khẳng định, hầu hết người nhiễm HIV/AIDS chuyển sang trạng thái tức giận và muốn tìm ra nguyên nhân người đã lây cho mình. Mắc HIV có thể làm họ bị mang tiếng xấu, chịu sự xa lánh chối bỏ từ người khác, kể cả người thân. Có bệnh nhân muốn giấu bệnh, hoặc biểu hiện như tự hành hạ mình, không muốn tiếp xúc với mọi người. Nguy hiểm hơn, một số người có hành vi bạo lực, nảy sinh ý nghĩ “trả thù đời” bằng cách cố tình truyền HIV cho người khác.
Khi kết quả được khẳng định, hầu hết người nhiễm HIV/AIDS chuyển sang trạng thái tức giận và muốn tìm ra nguyên nhân người đã lây cho mình. Mắc HIV có thể làm họ bị mang tiếng xấu, chịu sự xa lánh chối bỏ từ người khác, kể cả người thân. Có bệnh nhân muốn giấu bệnh, hoặc biểu hiện như tự hành hạ mình, không muốn tiếp xúc với mọi người. Nguy hiểm hơn, một số người có hành vi bạo lực, nảy sinh ý nghĩ “trả thù đời” bằng cách cố tình truyền HIV cho người khác.
Việt Nam là quốc gia có số người nhiễm HIV đứng thứ 5 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Avert
Theo chuyên gia, đến một giai đoạn nhất định, cảm xúc thường trực của người nhiễm HIV là nỗi lo lắng và sợ hãi. Lo đến cái chết, lo mất việc làm, lo người khác sẽ kỳ thị phân biệt đối xử với mình, lo cả về kinh tế. Những khó khăn này diễn ra trong thời gian dài và nếu không được chia sẻ sẽ rất dễ chuyển sang trạng thái trầm uất và tuyệt vọng, luôn có những suy nghĩ tiêu cực trong đầu.
“Nhiều bệnh nhân im lặng một cách bất thường, chán ăn, mệt mỏi, mất trí nhớ, các cử động chậm chạp, không chú ý đến chăm sóc cơ thể”, bà Hương Lan cho biết. Trạng thái trầm uất và tuyệt vọng này là do họ cảm thấy cuộc sống của mình bế tắc, không lối thoát, không có điều kiện để điều trị hoặc điều trị không có kết quả. Bệnh nhân cũng cảm thấy bị bỏ rơi, mất niềm tin vào cuộc sống, mình là gánh nặng của gia đình. Nhiều người có ý định tự tử.
Bệnh nhân HIV nếu được chăm sóc hỗ trợ từ người thân, cộng đồng, sẽ dần chấp nhận hoàn cảnh của mình và nhen nhóm niềm hy vọng vào tương lai. Sống như thế nào để tận dụng những ngày cuối cùng còn lại của cuộc đời giúp ích cho gia đình, xã hội, hy vọng về một ngày khoa học sẽ tìm ra thuốc chữa. Chính vì vậy, “gia đình cần phải quan tâm và động viên người bệnh”, bà Lan nói. Hiện nay, nhiều người HIV cũng tham gia tích cực vào các hoạt động tuyên truyền phòng chống AIDS, sinh hoạt ở các nhóm người bệnh.
Theo BS Hoàng Hồng Vân, BV Hữu Nghị Việt Đức, thực chất bệnh nhân nhiễm HIV không mang án tử cận kề giống như mắc bệnh ung thư, tiểu đường, cao huyết áp... Khi dương tính với HIV, bệnh nhân sẽ được chỉ định liệu trình uống thuốc ARV. Thuốc được cấp phát miễn phí tại các bệnh viện. Nếu muốn dùng thuốc đặc hiệu chất lượng tốt hơn, bệnh nhân chi khoảng một triệu đồng mỗi tháng. Bên cạnh đó, sự vui vẻ, lạc quan của người bệnh là liều thuốc tốt hơn cả quá trình phục hồi.
"Nhiều bệnh nhân HIV được điều trị hoàn toàn có thể sống đến cuối đời với tuổi thọ rất cao", bác sĩ cho biết.
Những điều nên làm với người bệnh HIV:
- Đối xử với người nhiễm HIV như với người bình thường.
- Không gắn biển "Khu HIV", điều này làm những người nhiễm HIV mặc cảm.
- Khuyến khích người nhiễm HIV tiết lộ tình trạng bệnh và khuyên họ có những lối sống tích cực.
Theo Thúy Quỳnh - VnExpress
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình