Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Xây xẩm, buồn ngủ khi dùng thuốc điều trị rối loạn lo âu, có nên tiếp tục uống?
Câu hỏi
Thưa BS, Khoảng 1 tuần nay em hay bị mệt không lý do, mệt mỏi, đau đầu, nặng đầu, buồn ngủ và lờ đờ suốt ngày, dù nghỉ ngơi vẫn không hết mệt và nặng đầu. Bị mệt mỏi nhiều ngày làm bản thân em chán nản, không muốn làm gì. Em đi khám khoa Nội thần kinh ở BV Chợ Rẫy thì BS khuyên nên qua BV Tâm Thần để thăm khám, bảo em bị rối loạn lo âu và trầm cảm, cho thuốc về uống thì triệu chứng mệt không còn nhưng trong người lại xây xẩm, buồn ngủ như bị say rượu. Cho em hỏi đây có phải tác dụng phụ của thuốc không, em có nên dùng tiếp không, có phải em bị rối loan lo âu thật không? Em đang sử dụng các thuốc: Mirzaten 30mg uống buổi tối; Neuralmin 75mg uống sáng 7h, trưa 11h và chiều 5h/viên; Somanimm uống sáng 7h và chiều 5h/viên; Stasamin 6ml: uống sáng 7h và chiều 5h/ống
Trả lời
Theo thông tin em cung cấp thì tôi cũng đồng quan điểm với BS Nội thần kinh ở BV Chợ Rẫy là em có vấn đề về rối loạn lo âu, trầm cảm. Điều trị theo hướng này em cũng thấy là hết mệt, tuy nhiên em đang gặp tác dụng phụ của thuốc (xây xẩm, buồn ngủ), chỉ cần chỉnh lại liều thuốc cho em là sẽ ổn, chứ đừng bỏ trị.
Về cách chỉnh thuốc thì em phải khám BS chuyên khoa Tâm thần, bởi vì BS không được phép điều chỉnh thuốc hay kê thuốc khi không thông qua thăm khám trực tiếp người bệnh, đây là luật của Bộ Y tế, em nhé.
Lo
âu là một hiện tượng bình thường trong cuộc sống của con người. Tuy
nhiên người mắc bệnh rối loạn lo âu thường có sự lo lắng và nỗi sợ quá
mức về các tình huống hằng ngày. - Tập thể dục hàng ngày; - Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo, đường và thực phẩm chế biến sẵn. Bổ sung các thực phẩm giàu axít béo omega-3 và các vitamin B trong bữa ăn hằng ngày. - Chú trọng giấc ngủ. Đảm bảo ngủ đủ giấc. Nếu không ngủ được, hãy gặp bác sĩ. - Tìm kiếm sự giúp đỡ càng sớm: triệu chứng rối loạn lo âu rất dễ nhầm lẫn với bệnh tâm thần khác, bạn nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. - Chủ động: tham gia hoạt động mà bạn yêu thích, tích cực trong quan hệ xã hội. - Tránh dùng thức uống có cồn, chất kích thích: cồn, chất kích thích làm rối loạn lo âu tệ hơn. Nếu bạn nghiện các chất này, hãy bỏ càng sớm càng tốt. Tư vấn bác sĩ và tìm nhóm hỗ trợ khi cần thiết. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình