Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao bị loét miệng sau khi dùng Modopar trị Parkinson?

Câu hỏi

Chào các bác sĩ, Chị họ tôi 83 tuổi, bệnh Parkinson gần 2 năm (không làm chủ được cử động). Chị khám ở BV Gia Định, uống Modopar 250mg (1/2v x 3lần/ ngày) thì đi đứng tạm ổn, thỉnh thoảng đang đi hoặc đứng thì bị té. Vấn đề là hiện chị thường xuyên bị loét miệng, khó ăn uống, có đi khám chuyên khoa tai mũi họng, nhưng không hết. Vậy có phải chị tôi bị tác dụng phụ của thuốc Modopar? Mong AloBacsi tư vấn giúp. Xin cám ơn nhiều. (Ngọc Lâm - TPHCM)

Trả lời

DS Ngô Thị Bích Thủy

DS Ngô Thị Bích Thủy

Dược sĩ - Bệnh viện quận 1, TPHCM

Ảnh minh họa 
Ảnh minh họa

Chào bạn,

Thuốc Modopar chỉ định điều trị tất cả các dạng Parkinson ngoại trừ nguyên nhân do thuốc.

Tác dụng ngoài ý muốn: có thể gặp các triệu chứng ăn mất ngon, buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy. Trường hợp cá biệt có thể thấy sự thay đổi hoặc mất vị giác. Những hiệu quả ngoại ý như vậy có thể xảy ra ở giai đoạn đầu điều trị và có thể kiểm soát được bằng cách sử dụng Modopar trong khi ăn với lượng thức ăn, thức uống đầy đủ hoặc bằng cách tăng liều chậm chậm.

Trong những trường hợp hiếm, người ta có thể gặp các phản ứng ở da như ngứa, nổi đỏ, chứng loạn nhịp tim hoặc giảm huyết áp tư thế…

Thiếu máu tan huyết cũng như chứng giảm bạch cầu nhẹ và thoáng qua và giảm tiểu cầu cũng có thể xảy ra trong một số ít trường hợp hiếm hoi. Do đó, trong bất cứ trường hợp sử dụng levodopa lâu dài nào cũng đều phải theo dõi định kỳ: công thức máu, xét nghiệm chức năng gan và thận.

Ở giai đoạn điều trị sau, các cử động không ý thức (như dạng múa giật- múa vờn) có thể xảy ra. Thông thường chứng này có thể khỏi hoặc làm cho dung nạp được bằng cách giảm liều.

Nên tăng liều từng bước để tăng hiệu quả điều trị bởi vì những hiệu quả ngoại ý không nhất thiết phải điều trị.

Modopar có thể làm tăng các men transaminase gan, tăng nồng độ alkaline phosphatase, nhưng thường tăng nhẹ và không vượt quá giới hạn bình thường.

Bệnh nhân cao tuổi điều trị bằng Modopar có thể xảy ra tình trạng lo âu, kích động, mất ngủ, ảo giác, hoang tưởng và mất định hướng nếu bệnh nhân đã có tiền sử rối loạn như thế. Chứng trầm cảm cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân điều trị bằng Modopar, nhưng đây cũng có thể là hiệu quả của chính chứng bệnh đang tiến triển.

Nồng độ urea nitrogen trong máu (BUN) có thể gia tăng ở bệnh nhân điều trị bằng Modopar (levodopa). Màu nước tiểu có thể đổi, thường có màu đỏ nhạt sang đậm.

Trường hợp của chị bạn có thể dùng thuốc trong bữa ăn để giảm tác dung phụ của thuốc, bạn nên báo với bác sĩ điều trị để bác sĩ tăng liều từ từ nhé.

Thân mến!


AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X