Hotline 24/7
08983-08983

Vắc xin phòng COVID-19 được tạo ra như thế nào?

Câu hỏi

 

Dịch COVID-19 đang diễn tiến rất phức tạp tại Bắc Giang, Bắc Ninh, TPHCM... Ngoài việc chấp hành tốt nguyên tắc 5K của Bộ Y tế, vắc xin COVID-19 được đánh giá là cứu cánh duy nhất để chúng ta có thể đạt được miễn dịch cộng đồng, kiểm soát dịch tốt hơn.

 

Trả lời

Tuy nhiên, nhiều độc giả còn khá băn khoăn về loại vắc xin này, cũng như lo sợ các biến chứng mà chúng có thể mang lại. AloBacsi xin cung cấp những thông tin dưới đây để giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vai trò của vắc xin trong phòng chống COVID-19, cơ chế hoạt động của vắc xin, cũng như tỉ lệ sốc phản vệ...

Vắc xin COVID-19 có gì đặc biệt?

Vắc xin là một loại thuốc rất khác so với những loại thuốc chữa bệnh thông thường. Đối với những loại thuốc thông thường, thì người sử dụng thuốc là người được thụ hưởng, tức là bản thân người nào sử dụng thuốc thì thuốc có tác dụng trị bệnh cho người đó.

Vắc xin thì là một loại thuốc rất đặc biệt, người chích ngừa được bảo vệ phòng tránh bệnh, bên cạnh đó, người xung quanh người được chích vắc xin cũng được bảo vệ.

Trong cộng đồng, nếu được chích vắc-xin đồng loạt với tỷ lệ vào khoảng 70-80% thì cũng có nghĩa là chúng ta đã có thể bảo vệ được cả cộng đồng mắc một loại bệnh truyền nhiễm, mà cụ thể trong giai đoạn này, chúng ta đang chích vắc xin ngừa chống COVID-19.

Tuy nhiên, phải thừa nhận, chích vắc-xin không phải là yếu tố quyết định toàn bộ các vấn đề.

Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 là một trong những biện pháp được ưu tiên hàng đầu nhằm tạo miễn dịch cộng đồng, phòng chống dịch bệnh

Vậy hiệu quả của vắc xin COVID-19 đến đâu?

Bất cứ loại vắc-xin nào thì hiệu quả của nó cũng chỉ dao động vào khoảng 75% - 95%, có nghĩa là 100 người được chích vắc-xin, thì chỉ có 70-95 người có thể được phòng ngừa loại bệnh được chích.

Điều này không có nghĩa là chất lượng vắc-xin không tốt, mà vấn đề nằm ở chỗ không có gì là tuyệt đối, ngay cả những người mắc COVID-19 rồi vẫn có thể bị mắc lại như thường.

Việc chích vắc-xin hiệu quả hay không phụ thuộc vào bản thân mỗi người có tạo ra đủ lượng kháng thể hay không.

Vắc xin phòng COVID-19 được tạo ra như thế nào?

Vắc xin được tạo ra bằng nhiều cách khác nhau. Về cơ bản là có 4 cách.

+ Thứ nhất, lấy một đoạn DNA của virus gây bệnh để tạo ra vắc xin.

+ Thứ hai, lấy một số chất protein của virus để tạo ra vắc xin.

+ Thứ ba, lấy một con virus khác không gây bệnh cho người, làm yếu con virus này, sau đó bơm các chất gen của con virus gây bệnh vào con virus không gây bệnh đã được làm yếu để tạo ra vắc xin.

+ Thứ tư, sử dụng chính con virus gây bệnh nhưng làm yếu đi, không còn đủ khả năng gây bệnh nữa để tạo ra vắc xin.

Khi chích vắc-xin vào cơ thể, các hệ thống miễn dịch sẽ nhận biết con virus này có  mang độc, có thể gây bệnh, từ đó cơ thể sẽ tạo ra kháng thể.

Khi cơ thể có được kháng thể, thì khi con virus thực sự gây bệnh đi vào trong người, thì cơ thể chúng ta đã có sẵn một lượng kháng thể đủ để chống lại, để tiêu diệt virus gây bệnh. Từ đó, virus không nhân lên được trong cơ thể và không thể gây bệnh được.

Những phản ứng không mong muốn khi tiêm vắc-xin?

Bất cứ một loại thuốc nào chúng ta sử dụng đều có thể dẫn đến những phản ứng không mong muốn, vắc xin cũng vậy.

Chính vì vậy, khi sử dụng vắc-xin, thì chúng ta cũng sẽ gặp phải những phản ứng không mong muốn.

Phản ứng không mong muốn được chia làm 2 loại.

Thứ nhất, phản ứng không mong muốn chấp nhận được, như đau ngay tại chỗ chích, sốt, đau cơ, đau người, người mệt mỏi giống cảm cúm,... Những phản ứng này có khi nhẹ, cũng có khi khá mạnh cần phải sử dụng các loại thuốc hỗ trợ. Tuy nhiên, những phản ứng thông thường này không gây hại cho bản thân người được chích và triệu chứng trên sẽ mất đi sau 2-3 ngày được chích.

Thứ hai, phản ứng không mong muốn ở mức độ nguy hiểm, như sốc phản vệ, phản ứng phản vệ mức độ nặng.

Tỷ lệ người chích vắc-xin mà bị phản ứng không mong muốn ở mức độ nguy hiểm nhiều hay không thì tùy thuộc vào tỷ lệ của mỗi loại vắc xin. Tuy nhiên, nhìn chung thì tỷ lệ này không cao.

Hướng dẫn phòng tránh phản ứng phản vệ khi chích vắc xin

Để tránh vấn đề bị phản ứng phản vệ khi chích vắc xin thì người chích ngừa phải hợp tác tốt với nhân viên y tế. Trước khi chích, tại khu vực sàng lọc, nhân viên y tế sẽ hỏi người đi chích có bị dị ứng với cái gì trước đó hay không, có bị bệnh đang điều trị hay không,... để giảm thiểu thấp nhất những phản ứng không mong muốn có thể xảy ra.

Tuy nhiên, việc sàng lọc trước tiêm cũng không thể đánh giá 100% được, vì có những người rất khỏe mạnh, từ trước đến nay chưa từng bị dị ứng với bất kì loại thức ăn, thuốc uống, hay chích ngừa trước đó,... Tuy nhiên, khả năng phản ứng phản vệ vẫn có thể xảy ra đối với những người như thế này.

Chính vì vậy, sau khi chích ngừa, nhân viên y tế mới yêu cầu người được chích ở lại 30 phút theo dõi sau tiêm. Nếu có bất cứ phản ứng phản vệ xảy ra thì nhân viên y tế có thể cấp cứu ngay tại chỗ.

Song vẫn có lác đác tình trạng phản ứng phản vệ quá mạnh dẫn đến những diển tiến nặng không thể cứu chữa, nhưng đại đa số các trường hợp phản ứng phản vệ là đều có thể cứu chữa được.

Cũng có những người sau khi chích ngừa, phản ứng phản vệ xảy ra trễ hơn rất nhiều, tức 2-3 tiếng sau, thậm chí 1 ngày sau. Trường hợp này cực kỳ hiếm, 1 triệu người bị phản vệ chưa chắc đã có 1 ca, nhưng vẫn có.

Trong vòng 3 ngày sau khi chích ngừa, nếu có bất cứ triệu chứng nào thấy bất thường thì nên đến cơ sở y tế gần nhất, cầm theo phiếu chích ngừa, nhân viên y tế kiểm tra, theo dõi để có hướng điều trị phù hợp tốt nhất.

>>> Ứng phó thế nào với đại dịch COVID-19 có nhiều nguồn lây, ổ dịch khác nhau?

>>> Những biến thể COVID-19 nào có ở Việt Nam?

>>> Vì sao bệnh nhân “tái dương tính” sau khi kết thúc cách ly?

>>> Có nên tiêm vắc-xin COVID-19 sau ca tử vong do sốc phản vệ?

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X