Hotline 24/7
08983-08983

Tức ngực, khó thở, đau chấn thủy, buồn nôn... triệu chứng bệnh lý nguy hiểm?

Câu hỏi

BS cho em hỏi, Em bị ớn lạnh làm sốt nay là gần 1 tháng rồi. Em đi BV ở TPHCM khám và xét nghiệm tổng quát nhưng kết quả là không có gì nặng hết. BS chỉ nói em bị sốt siêu vi và viêm phế quản, em uống thuốc mà không thấy hết. Mấy bữa nay em có thêm triệu chứng tức ngực, khó thở, đau ngay chấn thủy, người nổi gai, sốt, buồn nôn. BS tư vấn giúp là em bị gì, có nguy hiểm không? Em cám ơn BS.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Đau chấn thủy, buồn nôn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau chấn thủy, buồn nôn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Trong thông tin em cung cấp có 1 số điểm “có vấn đề”: BS chẩn đoán em bị viêm phế quản do nhiễm siêu vi thì bệnh không thể sốt kéo dài 1 tháng được, BS cũng không cho lặp lại 1 toa thuốc điều trị bệnh 1 tháng được vì bệnh viêm phế quản do nhiễm siêu vi kéo dài trung bình 1 tuần thôi. Như vậy, em “uống thuốc  hoài” là lấy toa thuốc cũ uống tiếp chứ không tái khám lại đúng không? Em thật sự có sốt không (kẹp nhiệt kế đo nhiệt độ) hay chỉ ớn lạnh, nóng trong người?

Hiện tại, triệu chứng tức ngực, khó thở, đau chấn thủy, muốn ói hướng nhiều đến bệnh viêm dạ dày, có khả năng là do thuốc điều trị viêm phế quản em tự ý uống kéo dài cả tháng nay.

Với tình trạng hiện tại, em cần đến BV để kiểm tra lại đàng hoàng, đăng ký khám chuyên khoa Hô hấp để BS kiểm tra lại cho em và cho thuốc điều trị tương ứng. Song song đó, em nên nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất, uống đủ nước, tăng cường rau xanh và hoa quả, hạn chế thức ăn chua cay nhiều dầu mỡ và sinh nhiệt, tránh thức khuya, tránh các chất kích thích như cafe, trà đặc, bia rượu, không hút thuốc lá.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Viêm dạ dày là tình trạng xảy ra khi dạ dày bị viêm hoặc sưng. Viêm dạ dày có thể xảy ra bất ngờ (viêm dạ dày cấp tính) hoặc kéo dài (viêm dạ dày mạn tính). Bệnh không nguy hiểm và có thể nhanh chóng chuyển biến tốt hơn sau khi điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày và tăng nguy cơ ung thư.

Việc chẩn đoán viêm dạ dày thường dựa trên các mô tả triệu chứng của bệnh nhân. Tuy nhiên, để đảm bảo độ chính xác, các bác sĩ còn sử dụng các xét nghiệm như nội soi dạ dày, xét nghiệm H.pylori và xét nghiệm máu hoặc phân.
Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với bệnh viêm dạ dày:

- Ăn nhiều bữa trong một ngày. Mỗi lần chỉ nên ăn một lượng nhỏ thức ăn;
- Ăn thức ăn nấu chín;
- Rửa tay trước khi ăn để tránh nhiễm trùng;
- Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn không nên tự ý mua thuốc uống mà không có đơn của bác sĩ;
- Ngưng hút thuốc lá;
- Tái khám định kì để kiểm các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X