Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Tập vận động trong thời gian bó bột gãy xương mâm chày như thế nào?
Câu hỏi
Em bị tai nạn giao thông, bị gãy xương mâm chày và được bó bột. Cho em hỏi khi chân bó bột rồi thì mình có được đi lại bằng nạng không, hay cử động nhẹ được không ạ? Bao lâu thì chân mới lành và đi lại được ạ?
Trả lời
Trong quá trình bó bột gãy xương mâm chày, em vẫn có thể tập vật lý trị liệu cho chân gãy để tránh teo cơ, cứng khớp. bạn không nên vội vàng đi lại chống chân gãy khi xương chưa lành, mà chỉ có thể tập gồng cơ trong bột, tập cử động các ngón chân nhẹ nhàng.
Nếu ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt canxi, kê chân cao để tránh phù; có thể dùng nạng để di chuyển nhưng cần thận trọng va đập, di lệch bạn nhé!
Thân mến.
Xương mâm chày là một trong những phần
xương quan trọng của xương đầu gối có chức năng quan trọng hỗ trợ sự đi
lại sự gập đầu gối và giúp hai chi giảm bớt trọng lượng, áp lực khi nâng
đỡ trọng lượng của toàn bộ cơ thể. Xương mâm chày có liên quan trực
tiếp đến khớp giữa xương đùi, xương chày, cầu khớp lồi cầu - ổ chảo,
khớp giữa xương đùi, xương bánh chè (xương phẳng). Do vậy khi mâm chày
bị tổn thương, bị gãy hoặc một trong các bộ phận trên bị gãy thì ảnh
hưởng toàn bộ ít hoặc nghiêm trọng đến các khớp xương khác liên quan còn
lại. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình