Hotline 24/7
08983-08983

Chân đau ê ê khi tập đi do gãy xương mâm chày, có thể bỏ nẹp được không?

Câu hỏi

BS cho hỏi, Em bị gãy tách xương mâm chày gần khớp gối, gãy không bị lệch, cặp nẹp được 1 tháng. Em đang tập đi nhưng đầu gối còn sưng, đau cũng không nhiều lắm. Hiện tại em đã tháo nẹp nhưng vẫn mang nẹp chân khi tập đi không cần dùng nạng nữa. Cho em hỏi khi chân đi mà cảm giác còn đau ít (hơi ê ê xương) có thể bỏ nẹp để đi bình thường không ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Tập đi nạng do gãy xương mâm chày. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Tập đi nạng do gãy xương mâm chày. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Thời gian để xương gãy hình thành can xương là từ 4-6 tuần, trong thời gian này xương cần phải được cố định tối đa thì mới có thể lành tốt. Vận động quá sớm khi xương chưa lành có thể gây di lệch hoặc gây ra những tổn thương mới trên nền xương gãy làm cho xương chậm lành.

Em nên tái khám để BS chuyên khoa đánh giá xem vết gãy đã liền chưa mới quyết định tháo nẹp và tập đi sau đó em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Gãy xương chày là gãy xương ở cẳng chân, là một trong hai xương lớn ở cẳng chân. Các triệu chứng của gãy xương chày có thể dao động từ bầm tím đến đau dữ dội ở cẳng chân, tùy theo theo mức độ chấn thương. Để chẩn đoán loại chấn thương, bác sĩ sẽ làm khám lâm sàng và yêu cầu một số xét nghiệm để xem hình ảnh gãy xương chày.

Tùy thuộc vào loại xương chày bị gãy, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Vậy gãy xương chày bao lâu thì lành? Thực tế, thời gian phục hồi phụ thuộc vào mức độ gãy xương và có thể mất từ 4-6 tháng để chữa lành.

Thông thường, những phương pháp điều trị nội khoa hay phẫu thuật đều kèm theo vật lý trị liệu, các bài luyện tập tại nhà và thuốc giảm đau. Các phẫu thuật này thường liên quan đến một số nguy cơ không đáng kể. Hãy hỏi bác sĩ để thảo luận về những rủi ro này trước khi giải phẫu.

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với gãy xương chày:

- Chuyển động sớm liên quan đến vận động đầu gối, mắt cá chân, bàn chân, ngón chân được khuyến khích trong giai đoạn đầu của phục hồi, để tránh cứng khớp.
- Vật lý trị liệu được thực hiện sau khi tháo bột hoặc nẹp, giúp khôi phục lại sức mạnh bình thường của cơ bắp và chuyển động linh hoạt của khớp.
- Đi bộ với sự hỗ trợ của dụng cụ hỗ trợ hoặc nạng ngay sau khi xương liền.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X