Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Suy giãn tĩnh mạch chân điều trị thế nào?
Câu hỏi
Chào bác sĩ. Mình bị suy giãn tĩnh mạch chân, nhờ bác sĩ tư vấn điều trị ạ?
Trả lời
Chào bạn,
Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy van tĩnh mạch chi dưới là từ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân.
Suy giãn tĩnh mạch sâu ở chân thì nguy hiểm hơn vì dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại ở chân sẽ gây ra các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, vọp bẻ (chuột rút) về ban đêm... có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành (nhất là ở người già), chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạnh nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu... Nguyên nhân là do tổn thương chức năng các van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên, do thoái hóa theo tuổi, tư thế sinh hoạt, béo phì...
Suy giãn tĩnh mạch nông ở chân thì ít nguy hiểm hơn, biểu hiện bằng việc “đứng lâu các tĩnh mạnh chân nổi lên to”, chủ yếu là mất thẩm mỹ, tuy nhiên nếu không phòng ngừa thì sẽ dẫn đến suy giãn tĩnh mạch sâu.
Để điều trị và phòng bệnh, cần loại bỏ những thói quen có hại là đứng lâu, ngồi lâu, đi nhiều, khiêng vác nặng, béo phì. Nếu công việc buộc phải đứng lâu, ngồi lâu thì bạn nên mang thêm vớ áp lực ngừa suy giãn tĩnh mạch. Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, có thể dùng thuốc tăng trương lực tĩnh mạch (thuốc uống, gel bôi), phối hợp với mang vớ tĩnh mạch. Nếu bệnh ở giai đoạn nặng có thể phải cần đến phương pháp phẫu thuật, chích xơ. Bạn đến khám và điều trị bệnh này ở chuyên khoa tim mạch, mạch máu, bạn nhé.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình